THÁC BẢN GIỐC LÀ CẢNH QUAN THIÊN NHIÊN TRUNG QUỐC ? (BBC – Basam.info)

 

Thác Bản Giốc là cảnh quan thiên nhiên TQ? 

BBC

Cập nhật: 09:15 GMT – thứ tư, 23 tháng 2, 2011

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/02/110223_bangioc_waterfall0910.shtml

 

Báo Việt Nam vừa đăng bài ca ngợi vẻ đẹp của thác Bản Giốc, nhưng nói đây là “cảnh quan thiên nhiên” của Trung Quốc.

 

Bài giới thiệu thác Detian (Đức Thiên) mang tựa đề ‘Thác nước Detian – thiên đường chốn hạ giới’, dịch từ trang mạng Sina, được đăng trên báo Lao Động điện tử và tới sáng thứ Tư 23/02 vẫn còn hiển thị trên mạng.

Cũng giống như bản gốc tiếng Trung, bài báo tiếng Việt ca ngợi dòng thác là một trong những “cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời nhất đất nước Trung Hoa”, nằm ở “thị trấn Thạc Long, huyện Đại Tân, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc”.

Bài này nay đã được ban biên tập Lao Động gỡ xuống nhưng cũng đã gây ra phản ứng bất bình trong một số độc giả, những người cho rằng đây là sơ xuất của biên dịch và biên tập tờ báo.

 

Không chỉ Lao Động, mà trước đó một số báo khác trong nước cũng đăng thông tin về ‘thác Detian’ mà không biết đây chính là thác Bản Giốc.

Điều này cho thấy sự bất cẩn của một số báo trong khi viết về những chủ đề nhạy cảm như biên giới lãnh thổ.

Hồi tháng 9/2009 báo điện tử Đảng Cộng Sản VN đăng tin Hải quân Trung Quốc diễn tập tại Biển Đông lấy nguồn báo Hoàn Cầu, Phượng Hoàng của Trung Quốc, với nội dung trái với lập trường của Việt Nam về chủ quyền đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau vụ này, Tổng Biên tập báo Đào Duy Quát đã bị khiển trách.

Ngọn thác này từng là một trong các điểm tranh cãi trong quá trình phân định biên giới đất liền giữa Việt Nam và Trung Quốc, trước khi hai bên hoàn tất quá trình phân giới cắm mốc vào phút chót năm 2008.

 

Thác đẹp của Việt Nam

Thác Bản Giốc là một trong những thác đẹp nhất Việt Nam, nằm tại xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng.

Thác là một phần của sông Quây Sơn được chia làm 2 phần, thác chính và thác phụ.

Theo thỏa thuận biên giới đất liền giữa hai nước, thác phụ nằm hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam còn thác chính được hai nước Việt Nam và Trung Quốc cùng khai thác.

Tranh chấp với Trung Quốc về thác Bản Giốc bắt đầu từ những năm 1974-1975 nhưng lên cao vào năm xảy ra cuộc chiến biên giới 1979.

Cơ sở để chia đôi phần thác chính là việc tính mốc bắt đầu từ cột mốc 53 cũ được dựng lên từ cuối thế kỷ 19 sau khi người Pháp và Nhà Thanh ký kết hiệp định phân chia biên giới.

Sự chia sẻ thác Bản Giốc được thống nhất như một phần của “gói thương lượng” gồm thác này và bãi Tục Lãm trên tinh thần mà chính phủ Việt Nam nói là “hiệp thương hữu nghị thẳng thắn”.

Tuy nhiên một bộ phận người Việt vẫn tỏ ra bất bình trước việc thác Bản Giốc nay có phần thuộc về Trung Quốc.

Xem thêm:Bấm : Hình ảnh Thác Bản Giốc và Bấm : Trung Quốc bảo tồn cột mốc biên giới Việt – Trung

 

 

——————————

 

BÌNH LUẬN TRÊN TRANG BASAM.INFO

http://basam.info/2011/02/23/tin-23-2-2011/

Lại có một chuyện quái lạ! trên Lao động, khi  rạng sáng nay, độc giả H.L. của BS gởi email cho biết có một bài viết: Thác nước Detian – thiên đường chốn hạ giới (sau khi tin này được điểm khoảng 2 tiếng, LĐ đã gỡ bài xuống, nhưng vẫn còn trên mạng đây-mời bà con bấm vô-rồi đến chiều, nó lại mất, nhưng lại vẫn còn trên bộ nhớ cache-mời bấm vô đây, và một số báo đăng lại, như trang mạng của Đài PTTH Tiền Giang) và bình như sau: “Bài này đăng trên báo Lao Động, rất tiếc là người dịch đã không biết (hay quên?) đây chính là thác Bản Giốc.Thật đau khi nghe họ nói những câu như “.. . nằm trong danh sách những cảnh quan thiên nhiên tuyệt vời nhất đất nước Trung Hoa”. Để ý là bài báo gốc trên báo Trung Quốc còn bịa ra rằng thác là “ một trong 10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới”, vì qui mô của thác thực ra không là gì so với rất nhiều thác nước trên thế giới.”

Vậy thực hư ra sao, giờ mời bà con bấm vô đây tham khảo gần 87.000 hình ảnh liên quan tới thác Bản Giốc.

Còn đây là một đối chiếu nhỏ giữa 1 tấm ảnh trên bài của Lao động/Sina và một tấm ảnh trên trang du lịch VTL Travel của Việt Nam:

Bản Giốc

Bấm : http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/02/bangioc.jpg?w=570&h=382

Detian

Bấm : http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/02/detian.jpeg?w=570&h=362

Và tấm bản đồ khu vực Bản Giốc, trong bài viết của Hàn Vĩnh Diệp, có địa danh “Đức Thiên” của Trung Quốc:

Bấm : http://anhbasam.files.wordpress.com/2011/02/bando.jpg?w=554&h=391

BS đã kịp liên lạc ngay với 2 độc giả thân thiết ở nước ngoài nhờ tìm gấp thông tin liên quan, và biết thêm:  + Quảng cáo du lịch của Trung Quốc về địa danh Đức Thiên-Detian Waterfall in Guangxi;  + Bài gốc: Paradise on earth: Detian Waterfalls in S China;  + Ảnh gốc: Paradise on earth: Detian Waterfalls in S China attract visitors;  + Trên Nhân dân Nhật báo: Paradise on earth: Detian Waterfalls in S China attract visitors;  + Quảng cáo trên trang CRI từ năm 2005: Detian Waterfall;  + Trên Wikipedia tiếng Anh, rõ ràng 2 tên này là của một cái thác: Detian – Ban Gioc Falls.

Xin nhường lời bình luận cho độc giả (ngay cuối phần điển “Tin” này, mục “Phản hồi/Comment”) về lối làm ăn của Lao động.

Còn BS thì phân vân không hiểu do những rối loạn trong nội bộ báo từ nhiều tháng qua, hay do có “các thế lực thù địch” chun vô nội bộ, mà dẫn đến chuyện nầy? Nhưng có thể so sánh nó với vụ trang điện tử của Đảng CSVN do ông Đào Duy Quát phụ trách nhắm mắt đưa lại tin của Trung Quốc, rồi bị độc giả là một nhà báo phát hiện, cho BS biết, BS vội la làng, dẫn đến cú kỷ luật nhẹ hều với ông Quát.

Sau khi tin này lên trang, độc giả H.L. email bổ sung thêm: ” … ảnh thứ 2 từ trên xuống trên báo LĐ (http://laodong.com.vn/Tin-tuc/Thac-nuoc-Detian–thien-duong-chon-ha-gioi/33564chụp cả phần thác được phân cho Việt Nam. Không biết làng báo ta còn nhiều những phóng viên/biên tập viên vô tư như thế này không. Sau khi đọc bản gốc (http://english.sina.com/life/p/2011/0221/360864.html), thấy đoạn thác là “một trong 10 thác nước hùng vĩ nhất thế giới” là do p.v Quỳnh Trang đã “nhiệt tình” thêm vào bản gốc và tôi đã sơ suất không kiểm tra. Sau khi tra cứu thông tin trên mạng, tôi thấy thác Bản Giốc chỉ nằm trong một danh sách thác ngoạn mục (spectacular) nhất của Travel and Leisure (http://www.travelandleisure.com/slideshows/the-worlds-most-spectacular-waterfalls/8). Còn nếu nói về những thác hùng vĩ nhất thì rõ ràng qui mô của thác Bản Giốc không thấm tháp gì, ví dụ như các thác này (http://www.world-of-waterfalls.com/top-10-waterfalls.html hay http://vtc.vn/394-248786/phong-su-kham-pha/choang-ngop-nhung-thac-nuoc-ky-vi-nhat-hanh-tinh.htm). Báo Việt Nam, ví dụ Dân Trí (http://dantri.com.vn/c132/s132-322759/10-thac-nuoc-hung-vi-nhat-the-gioi.htm) đã dịch bừa từ “spectacular” trên Travel and Leisure thành “hùng vĩ” và nhà báo Q.T đã sai theo.

.

Ngoài báo Lao động, còn có các báo sau đây ca tụng thác Detian của Trung Quốc :

 

– Báo Tuổi trẻ (TPHCM): http://dulich.tuoitre.vn/Index.aspx?ArticleID=61838&ChannelID=100
(bọn theo đóm ăn tàn: http://tintuc.xalo.vn/00-713651721/nhung_canh_nbsp_dep_nbsp_thien_nhien_nbsp_tuyet_voi_o_trung_quoc.html?mode=print).

-Tạp chí thanh tra Việt Nam: http://www.thanhtravietnam.vn/vi-VN/News/giaitri/2011/02/9511.aspx

-Trang Gia đình tôi: ( Đất nước Trung Hoa chắc sẽ tự hào với thác nước Detian này).

http://www.giadinhtoi.vn/tintuc/2185-nhung-thac-nuoc-thien-duong.html

-Phát thanh truyền hình Tiền Giang: http://www.tiengiangtv.org.vn/thtg/vn/home/InfoDetail.jsp?area=1&cat=503&ID=10457

-và cả trên thư viện điện tử để dạy học sinh (xem slide 14/18) của giáo trình địa lý lớp 5:
http://baigiang.violet.vn/present/show/entry_id/4102710

.

.

.

Bình luận về bài viết này