BÀI MỚI NGÀY 20/05/2024 (Báo Tiếng Dân)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Báo Tiếng Dân

NGÀY 20/05/2024

BÀI MỚI

Dư âm Hội nghị Trung ương 9 khóa 13

Lê Văn Đoành  –  20/05/2024

.

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

Tạ Duy Anh  –  20/05/2024

.

Chính trị sẽ… ổn định? (Phần 2)

Blog RFA  –  Đồng Phụng Việt   –  19/05/2024

.

Chính trị sẽ… ổn định? (Phần 1)

Blog RFA  –  Đồng Phụng Việt   –  19/05/2024

.

Trung ương 9 và kỳ họp thứ 7 Quốc hội: ‘Con quay búng sẵn trên trời…’

RFA  –  Trần Hiếu Chân  –  19/05/2024

.

Biếm: Chuyện anh em Chầy, Cối, chẳng biết thế nào mà lần

Quốc Anh  –  19/05/2024

.

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Blog VOA  –  Hoàng Trường  –  19/05/2024

.

Một cú hốt lớn!

Quốc Anh  –  19/05/2024

.

Quan tâm và liên quan

Võ Xuân Sơn   –  19/05/2024

.

Vi hành về miền Đông (Kỳ 2)

Nguyễn Thọ   –  19/05/2024

.

Hôm nay 19 tháng 5!

Lê Huyền Ái Mỹ   –   19/05/2024

.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đang giải thích Hiến pháp?

Huy Đức  –  19/05/2024

.

Thích Chân Quang và thầy Minh Tuệ

Chu Hồng Quý  –   19/05/2024

.

Chuyện ông Minh Tuệ, quyền lực cho người này, tiền bạc cho người kia

Jackhammer Nguyễn  –  19/05/2024

.

Tham nhũng và chống tham nhũng: “Những điều trông thấy mà đau đớn lòng!”

Vượng Lưu    –   19/05/2024

.

Những thiếu sót và bất lợi của dự án kênh Phù Nam Techo

VOA Pham Phan Long, P.E.  – 19/05/2024

 .

Nhân cách ăn mày
Phạm Đình Trọng
  –  18/05/2024

.

Toàn cảnh bất chiến tự nhiên thành của sư thầy Thích Minh Tuệ

Blog RFA  –  NamViet   –  18/05/2024

.

Vì sao Giáo hội Phật giáo Việt Nam cáo buộc sư Minh Tuệ “không phải là tu sĩ Phật giáo”?

Blog RFA  –   Gió Bấc  –  18/05/2024

.

Vẫn là đồng chí Lê Thanh Hải!

Lê Thiếu Nhơn  –  18/05/2024

.

Khi muốn tu phải được… công nhận

Blog VOA  –  Trân Văn  –  17/05/2024

.

.

.

.

TIN & BÀI NGÀY 19/05/2024

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

TIN & BÀI NGÀY 19/05/2024

19/05/2024

UKRAINA, BIỂN ĐÔNG. . . THẾ GIỚI LOẠN LẠC, VẮNG BÓNG CẢNH SÁT QUỐC TẾ (Thụy My / RFI)

CUBA GIỮA THỜI BUỔI NGÀNH MÍA ĐƯỜNG SỤP ĐỔ (Will Grant / BBC News)

CHIẾN TRANH UKRAINA : LUẬT CÔNG DÂN NHẬP NGŨ TỪ 25 TUỔI GIÚP THAY ĐỔI CỤC DIỆN CHIẾN TRƯỜNG? (Trọng Thành / RFI)

MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI UKRAINE TẤN CÔNG NHÀ MÁY LỌC DẦU VÀ SÂN BAY CỦA NGA (Reuters)

UKRAINE CÁO BUỘC NGA PHÁO KÍCH VÀO THƯỜNG DÂN Ở VÙNG KHARKIV (Reuters)

NHÀ SÁNG LẬP WIKILEAKS ĐƯỢC PHÉP KHÁNG CÁO CHỐNG DẪN ĐỘ CỦA HOA KỲ (Reuters)

PUTIN KHÔNG ĐẾN VIỆT NAM VÌ VIỆT NAM ĐẤU ĐÁ CUNG ĐÌNH (Người Việt Online)

NHIỀU BÁO CHÍ VIỆT NAM ĐƯA TIN CÓ ‘THIỆN CẢM’ VỚI SƯ THÍCH MINH TUỆ (Người Việt Online)

TNLT ĐẶNG ĐĂNG PHƯỚC BỊ KỶ LUẬT BIỆT GIAM 10 NGÀY (RFA)

LUẬT SƯ : CÔNG AN LONG AN MUỐN RÚT KHỎI VỤ TỊNH THẤT BỒNG LAI MỘT CÁCH DANH DỰ (RFA)

CÔNG VĂN CỦA GIÁO HỘI PGVN ĐỐI VỚI SƯ MINH TUỆ CHO THẤY “AI MỚI LÀ BẬC CHÂN TU” (RFA)

“VIÊN PHÈN” THÍCH MINH TUỆ (Bài viết của tác giả là một người Công Giáo)

XÀM TĂNG THÍCH CHÂN QUANG NÓI NHỮNG GÌ, ĐỒNG BÀO CÓ NGHE RÕ KHÔNG? (Trúc Phương / Người Việt)

BÀ TRƯƠNG THỊ MAI MẤT CHỨC, CHÍNH TRƯỜNG NHIỄU ĐỘNG, TỪ GÓC NHÌN QUỐC TẾ (BBC News Tiếng Việt)

TRUNG ƯƠNG 9 : BƯỚC NGOẶT HAY NGÕ CỤT? (Hoàng Trường / VOA Tiếng Việt)

TRUNG ƯƠNG 9 VÀ KỲ HỌP THỨ 7 QUỐC HỘI : ‘CON QUAY BÚNG SẴN TRÊN TRỜI. . .’ (Trần Hiếu Chân / Blog RFA)

TRUNG ƯƠNG ĐẢNG CSVN CHỌN BỘ TRƯỞNG CÔNG AN TÔ LÂM LÀM TÂN CHỦ TỊCH NƯỚC    (BBC |  VOA  |  RFI  | Người Việt)

VĂN BÚT MỸ VINH DANH TÁC GIẢ PHẠM ĐOAN TRANG (VOA Tiếng Việt)

BÀI MỚI NGÀY 19/05/2024 (Báo Tiếng Dân)

TIN & BÀI NGÀY 18/05/2024

.

.

.

UKRAINA, BIỂN ĐÔNG. . . THẾ GIỚI LOẠN LẠC, VẮNG BÓNG CẢNH SÁT QUỐC TẾ (Thụy My / RFI)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Ukraina, Biển Đông… Thế giới loạn lạc, vắng bóng cảnh sát quốc tế

Thụy My  –  RFI

Đăng ngày: 19/05/2024 – 00:32

https://www.rfi.fr/vi/%C4%91i%E1%BB%83m-b%C3%A1o/20240518-ukraina-bi%E1%BB%83n-%C4%91%C3%B4ng-th%E1%BA%BF-gi%E1%BB%9Bi-lo%E1%BA%A1n-l%E1%BA%A1c-v%E1%BA%AFng-b%C3%B3ng-c%E1%BA%A3nh-s%C3%A1t-qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF

Nằm gần biên giới Nga và thiếu vũ khí phòng không, Kharkiv đang chịu áp lực nặng nề trong đợt tấn công mới của Matxcơva – phóng sự của Le Point mô tả. Courrier International cho rằng thế giới bắt đầu chia rẽ kể từ cuộc xâm lăng Ukraina, trật tự quốc tế từ sau Đệ nhị Thế chiến đang lung lay. Bóng ma nguyên tử khiến chiến thắng ngỡ trong tầm tay Ukraina phải lùi xa, nhưng nếu dùng đến, sẽ là hồi kết cho Putin, theo L’Express.

https://s.rfi.fr/media/display/00308c86-1566-11ef-a8fb-005056a97e36/w:980/p:16×9/kharkov_24.webp

Cảnh sát giúp dân làng Vovtchansk di tản về Kharkiv vì Nga oanh kích dữ dội, ngày 17/05/2024. REUTERS – Vyacheslav Madiyevskyy

Ngoại trừ Le Nouvel Obs dành trang bìa cho thủ lãnh trẻ tuổi của đảng cực hữu Pháp, chạy tít « Chiếc bẫy Bardella », tình hình thế giới bất ổn là mối quan tâm chính của các tuần báo khác kỳ này. Courrier International nhận định « Phương Tây đối mặt với phần còn lại của thế giới ». The Economist đặt vấn đề « Liệu nước Mỹ có đứng trước thách thức độc tài ? ». Hồ sơ của L’Express nói về « Quân đội Pháp, những kịch bản chiến tranh ». Le Point chọn ảnh trang bìa là tổng thống Ukraina với dòng tít « Putin tiến lên, châu Âu chao đảo : giờ định mệnh ».

Đạo diễn trẻ Việt Nam trước lưỡi kéo kiểm duyệt

Liên quan đến Việt Nam trên lãnh vực văn hóa, Le Monde số cuối tuần nói về « Các nhà điện ảnh Việt Nam, giữa sự táo bạo và kiểm duyệt ». Chẳng hạn như Trương Minh Quý đang có bộ phim dự thi ở Liên hoan điện ảnh Cannes, đại diện cho một thế hệ đạo diễn mới đang nổi lên.

« Việt và Nam » là bộ phim dài thứ ba của đạo diễn 34 tuổi, được chọn vào danh sách « Un certain regard » (Nhãn quan độc đáo) của Festival Cannes lần thứ 77. Cục Điện Ảnh nhận định : « Tên và nội dung phim, ý tưởng và chủ đề cho thấy một cái nhìn đen tối, không lối thoát và tiêu cực đối với đất nước và con người Việt Nam », nên cấm chiếu trong nước cũng như ở ngoại quốc. Tuy vậy « Việt và Nam » vẫn được dự thi với quốc tịch Philippines, sẽ được trình chiếu ngày 22/05 tại Cannes.

Hai nhân vật Việt và Nam trong phim là người đồng tính, nhưng dường như không phải là lý do để cấm vì không còn là cấm kỵ. Các nhà kiểm duyệt có lẽ dị ứng với chi tiết một cựu chiến binh thú nhận một tội ác, một gia đình nhờ đến nhà ngoại cảm để tìm hài cốt bộ đội mất tích…Chế độ không đùa với những nguyên tắc Mác-Lênin (giai cấp công nhân, vô thần…). Tên phim cũng đụng chạm đến quốc hiệu. Đạo diễn nói : « Với những nhà điện ảnh khác cùng thế hệ, chúng tôi muốn làm những phim có ý nghĩa, và cảm thấy có nghĩa vụ nói về lịch sử ».

Trương Minh Quý nằm trong số các đạo diễn 25-35 tuổi đang gây khó chịu cho lưỡi kéo kiểm duyệt, qua các cảnh tình dục, bạo lực, và cả việc đặt lại vấn đề về lịch sử phức tạp của đất nước với những vết thương vẫn chưa lành. Vết thương của một đất nước đấu tranh chống kẻ thù bên ngoài suốt một thời gian dài (Pháp, Mỹ, Trung Quốc…) và cả nội chiến Bắc-Nam, những câu chuyện bịa đặt xen lẫn với ký ức cá nhân và gia đình.

Những bộ phim độc lập của họ thường được chú ý trong các Liên hoan phim nước ngoài. « Cu Li không bao giờ khóc » của Phạm Ngọc Lân được giải Phim đầu tay xuất sắc nhất ở Berlin tháng 2/2024, « Bên trong vỏ kén vàng » của Phạm Thiên Ân giải Caméra vàng ở Cannes năm 2023. Hồi năm 2010, « Bi, đừng sợ ! » của Phan Đăng Di làm phim Việt Nam đầu tiên được chọn tranh giải ở Cannes và được tặng giải ở một số Liên hoan khác.

Kharkiv : Vội vã di tản dưới mưa bom

Tại Ukraina, đặc phái viên Le Point, Boris Mabillard có mặt ở tuyến đầu khi Vladimir Putin tung quân sang Kharkiv, mở ra một mặt trận mới. Tổng thống Volodymyr Zelensky kêu gọi giúp đỡ, nhưng liệu có ai lắng nghe hay không, tuy châu Âu đang trong giờ phút quyết định.

Phóng viên Pháp mô tả cảnh di tản của dân làng Voltchansk. Một bà cụ lỉnh kỉnh những túi xách, trên tay cầm hai hộp carton đựng đồ quý giá : một bên là những chú gà con, bên kia là mấy con mèo con, sau khi đau lòng bỏ lại căn nhà và lũ chó. Vài người hàng xóm vội vã đến chào từ biệt, vì không thể đứng lâu giữa đường dưới cặp mắt cú vọ của drone địch. Bỗng chốc có tiếng máy bay, mọi người sợ hãi nhìn lên trời – một quả bom lượn KAB đang còn cách khoảng 30 mét. Tất cả nằm rạp xuống đất kể cả bà già, tay vẫn không rời đám gà con. Sức ép cách đó 200 mét rất lớn, nhưng nhờ một bức tường bảo vệ, không ai bị thương.

Từ khi Nga tung ra đợt tấn công mới vào Kharkiv vào lúc 4 giờ rưỡi sáng ngày 10/05, hàng loạt bom ập xuống khu vực biên giới này, từ bom lượn đến rốc-kết BM-21 Grad. Quân Nga tiến vào lãnh thổ Ukraina với xe tăng, thiết giáp và bộ binh, các drone địch giám sát thường trực xa lộ. Không có thiết bị gây nhiễu drone, sử dụng con đường vô cùng nguy hiểm. Trên xa lộ từ Kharkiv về hướng Nga, chạy qua Ruska Lozova, xe cộ liên tục lao nhanh, ngay cả những khẩu đại bác Howitzer cũng phi như tên bắn. Tại một bãi đậu xe, một viên chỉ huy trao đổi với các sĩ quan từ các đơn vị khác đến chi viện khẩn cấp, mà nhà báo không có quyền nêu tên.

Thiếu phòng không, Ukraina chịu sức ép nặng nề

Quân Nga liên tục tràn vào, đẩy lui được đợt này thì lại đến đợt khác như những con thiêu thân. Những ngôi làng bị chiếm đóng rồi được giải phóng năm 2022, có nguy cơ bị chiếm trở lại. Bộ Tổng tham mưu Ukraina nhìn nhận khó khăn nhưng vẫn trụ được. Ihor Terekhov, thị trưởng Kharkiv từ một địa điểm bí mật tố cáo Matxcơva thường xuyên nhắm vào thường dân. Bản thân ông phải thay đổi nơi trú ẩn nhiều lần trong tuần.

Kharkiv chịu đựng nhiều hỏa tiễn hơn Kiev, vì gần biên giới, hỏa tiễn siêu thanh chỉ mất một phút để đến nơi. Vả lại Kharkiv chỉ có mỗi một hệ thống Patriot cùng chia sẻ với một thành phố miền đông. Những vũ khí chi viện sớm nhất vào cuối tháng Năm mới đến nơi, đa số sẽ đến trong mùa hè. Tổng cộng trên 50.000 quân Nga đươc huy động. Tuy nhiên theo tình báo quân đội Ukraina, cần đến 250.000 quân để kiểm soát được một thành phố lớn như Kharkiv, còn theo Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) phải đến 300.000 lính.

Thống đốc Oleh Synehoubov nhận định, cư dân Kharkiv đa số là người nói tiếng Nga, Vladimir Putin tưởng rằng lính Nga sẽ được tưng bừng đón tiếp nhưng ngược lại, người dân tổ chức kháng chiến. Cay cú, nhà độc tài nay muốn trả thù. Thay thế bộ trưởng quốc phòng Serguei Choigu bằng nhà kinh tế Andrei Belooussov, Kremlin muốn đối đầu lâu dài với phương Tây.

Tối thứ Ba, chuyến tàu đêm đưa tới Kiev một người khách quan trọng : ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ông hứa với tổng thống Zelensky là những vũ khí mới « đang trên đường đến ». Còn châu Âu ? Emmanuel Macron đã cố gắng cảnh báo « Châu Âu của chúng ta có thể tiêu vong ». Nhưng Le Point lưu ý là đã từ lâu tổng thống Pháp không lên chuyến tàu đêm thăm Kiev, chuyến đi gần nhất là tháng 6/2022 cách đây gần hai năm.

Bao giờ Kiev được dùng vũ khí phương Tây tấn công lãnh thổ Nga ?

Le Figaro cuối tuần nhận thấy « Dưới áp lực ở Kharkiv, quân đội Ukraina muốn tấn công sang lãnh thổ Nga ». Đêm thứ Năm rạng sáng thứ Sáu, Kiev tung ra một loạt drone về phía Crimée và các vùng Krasnodar, Belgorod của Nga.

Đô đốc Rob Bauer, chủ tịch ủy ban quân sự của NATO trong cuộc họp hôm thứ Năm tại Bruxelles nhận xét : « Đối với đồng minh, một tuần lễ là một tuần lễ. Nhưng ở Ukraina, một tuần trôi qua có nghĩa là một người mẹ, một người cha, một đứa trẻ hay một người bạn đã mất đi vĩnh viễn ». Tình hình xấu đi ở Kharkiv, sau một tuần quân Nga đã hủy diệt toàn bộ làng Vovtchansk bằng xe tăng và đạn pháo, chiếm được 250 kilomet vuông. Nhưng tướng Mỹ Christopher Cavoli cho rằng Nga không có khả năng làm một cú đột phá chiến lược. Tổng tham mưu trưởng Ukraina, tướng Syrsky cho biết đang chuẩn bị bảo vệ Sumy. Song song đó, Kiev tìm cách đánh vào hậu phương Nga, kể cả cơ sở hạ tầng năng lượng.

Cho đến nay, Ukraina chỉ sử dụng drone của mình hay dùng đặc nhiệm đến tấn công sang bên kia biên giới, nhưng khả năng dùng vũ khí phương Tây có hy vọng sắp được giải tỏa. Lằn ranh đỏ của Washington xem chừng có thể xóa nhòa, khi ngoại trưởng Blinken đã lấp lửng đề cập đến, sau khi đồng nhiệm Anh David Cameron tuyên bố Ukraina có quyền dùng vũ khí Anh trên đất Nga. Viện Nghiên cứu Chiến tranh nhận định giới hạn do Mỹ đặt ra đã trói tay Ukraina trong việc bảo vệ Kharkiv. Tại Hoa Kỳ, ủy ban Helsinki gồm các dân biểu và thượng nghị sĩ Mỹ hôm thứ Tư đòi hỏi Washington « cho phép » dùng vũ khí phương Tây để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga. Tuần trước, một phái đoàn nghị sĩ Ukraina đến thăm thủ đô nước Mỹ với thông điệp tương tự.

Chiến thuật vùng xám : Tập Cận Bình cần thấy cái giá phải trả

Về quan hệ Nga-Trung, The Economist nhận định « Tập Cận Bình khôn khéo hơn Vladimir Putin, nhưng cũng gây rối không kém ». Hai năm sau khi Tập Cận Bình tuyên bố đối tác « không giới hạn » với Vladimir Putin, đôi bên vừa tái ngộ ở Bắc Kinh hôm 16 và 17/05. Các công ty Trung Quốc bán cho Nga các mặt hàng cần thiết để chế tạo vũ khí, tuần duyên Trung Quốc đe dọa các tàu trên Biển Đông, gián điệp Trung Quốc xâm nhập nhiều nước. Những vấn đề của ông Tập gây ra cho thế giới tinh vi hơn nhiều so với một Putin hiếu chiến.

Bắc Kinh ủng hộ các Nhà nước bị cô lập để thách thức và chia rẽ phương Tây, nhưng tránh đối đầu trực diện. Cách « cưỡng bức ở vùng xám » trên Biển Đông không phải là chiến tranh nhưng nhằm làm yếu đi địch thủ. Câu hỏi cho tất cả các nước tuân thủ trật tự quốc tế là có thể để cho Tập Cận Bình đi đến đâu. Liên quan đến Nga, nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã đi khá xa, siết chặt thêm mối liên hệ về quân sự và thương mại. Không có Trung Quốc, Nga không thể theo đuổi chiến tranh lâu dài. Một cuộc chiến kéo dài làm lung lay sự đoàn kết phương Tây, có lợi cho Bắc Kinh.

Trên Biển Đông, vùng biển rộng lớn hơn Địa Trung Hải, tuần duyên Trung Quốc thường xuyên tấn công tàu Philippines bằng vòi rồng đủ mạnh để làm gãy gập kim loại, quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí Malaysia. Phía Đài Loan cũng căng thẳng khi ông Lại Thanh Đức (Lai Ching Te) sắp nhậm chức tổng thống ngày 20/05. Bắc Kinh ngày càng hành động như là biên giới trên không và trên biển không hiện hữu. Nếu phản ứng mạnh có nguy cơ gây căng thẳng, còn nếu không làm gì lại có nghĩa là nhường bước cho Trung Quốc hoành hành. Theo The Economist, phương Tây cần phải tố cáo các hành động của Bắc Kinh, đánh động dư luận – các thăm dò tại những nước bị Trung Quốc cưỡng ép đều bất lợi cho Bắc Kinh.

Hoa Kỳ nên hỗ trợ các đồng minh, không phải vì từ thiện, nhưng đây là ưu thế của siêu cường mà Trung Quốc đang thiếu thốn. Các nhà độc tài chỉ lùi bước trước sức mạnh. Cuối cùng, nên khai thác nhu cầu ổn định của ông Tập. Không bỏ rơi Nga, nhưng Bắc Kinh cũng không cung cấp vũ khí sát thương, và thuyết phục Matxcơva không dùng vũ khí nguyên tử ở Ukraina. Trong khi kinh tế đang chậm lại, Trung Quốc muốn tránh bị cắt đứt với phương Tây, nên cách tốt nhất để răn đe Tập Cận Bình không dấn lên ở vùng xám, là chứng tỏ cho ông ta thấy cái giá phải trả.

Thế giới bất ổn, không còn cảnh sát toàn cầu

Nhìn toàn cảnh, Courrier International cho rằng thế giới bắt đầu chia rẽ kể từ cuộc xâm lăng Ukraina, và hố ngăn cách càng sâu thêm với chiến tranh Gaza. Trật tự quốc tế từ sau Đệ nhị Thế chiến đang lung lay.

Tuần báo Pháp dịch bài viết của The New Statesman xuất bản ở Luân Đôn, cho biết trong một buổi ăn tối riêng tư cách đây vài tháng, một bộ trưởng châu Âu nói rằng nếu Donald Trump đắc cử và ngưng viện trợ cho Ukraina, và nếu các nước lớn châu Âu không thay chân, quốc gia của ông là thành viên NATO không có chọn lựa nào khác là chiến đấu bên cạnh Kiev trên lãnh thổ Ukraina. Tại sao lại phải chờ đợi Ukraina thất bại để rồi Matxcơva cưỡng bức động viên tại đất nước vừa chiếm được để mở rộng thêm hàng ngũ quân Nga, sẵn sàng lao vào một cuộc phiêu lưu mới ?

Một số khách mời cảm thấy an tâm khi tất cả đều không sẵn sàng hy sinh Ukraina, số khác lo ngại bị lôi kéo vào chiến tranh. Nhưng trên thực tế, cả châu lục đều đã huy động vào cuộc chiến đã mở rộng hơn so với cách đây hai năm. Nga và Ukraina đều xây dựng chiến tuyến dọc theo biên giới, chuẩn bị chiến đấu lâu dài. Litva, Latvia, Estonia cùng bắt tay lập phòng tuyến chung tại biên giới với Nga và Belarus. Tại Trung Đông, sự trả đũa chừng mực vào Iran của Israel khiến mọi người thở ra nhẹ nhõm, nhưng có lẽ đôi bên cùng chuẩn bị cho một cuộc xung đột kéo dài.

Quay lại với Ukraina, sở dĩ cuộc chiến này có tầm quan trọng lịch sử là vì nó đánh dấu thời điểm các quốc gia dân chủ phương Tây không còn vai trò « cảnh sát » toàn cầu. Những nhà trung gian cố gắng tái lập trật tự tại nhiều điểm nóng nay đã trở thành các tác nhân tích cực. Từ khi Vladimir Putin xua quân sang Ukraina, sự nguy hiểm không chỉ ở chỗ đây là cuộc chiến quy mô nhất ở châu Âu từ sau Đệ nhị Thế chiến, mà còn vì nhiều cường quốc đều can dự và không còn ai ngăn cản chiến tranh lan rộng. Việc Putin dọa dẫm bằng bóng ma nguyên tử khiến Mỹ ngần ngại khi chi viện cho Kiev. Vũ khí nguyên tử từ nay mang tính tấn công thay vì tự vệ, làm cho chiến thắng của Ukraina ngỡ đã đến gần nay đang lùi xa.

Quân đội Pháp chuẩn bị đối phó những viễn cảnh đen tối

Về phía Pháp, L’Express tự hỏi « Nga, Trung Quốc, Tân Calédonie…Quân đội Pháp chuẩn bị cho những kịch bản tệ hại nhất ra sao ». Tuần báo nghiên cứu các điều kiện để Pháp tham chiến từ nay đến 2030. « Hãy luôn nghĩ đến nhưng đừng bao giờ nói ra », câu nói của Léon Gambetta có thể áp dụng trong trường hợp tổng thống Pháp, với tuyên bố không loại trừ khả năng đưa quân sang Ukraina. Sự « nhập nhằng chiến lược » là cần thiết. Tại sao lại báo trước cho kẻ địch ý định của mình, trong khi có thể để cho hắn ta phải sống trong trạng thái phập phồng thường trực ?

Bộ Quân Lực Pháp từ lâu đã xem xét khả năng lâm chiến, Red Team gồm các nhà nghiên cứu và nhà văn chuẩn bị các kịch bản khác nhau. Nhà báo Alexandra Saviana của L’Express đã dành một năm trời bên cạnh các chiến lược gia này, và vừa xuất bản cuốn sách « Những kịch bản đen tối của quân đội Pháp », với 11 cuộc xung đột đang rình rập từ nay đến 2030, dựa trên phân tích của 106 chuyên gia. Cuộc xâm lăng Ukraina cho thấy tình báo Pháp sai lầm khi tin rằng Nga dựa trên lý tính theo kiểu phương Tây, trong khi Putin dựa vào cảm xúc.

Với Trung Quốc, theo nhà nghiên cứu Emmanuel Véron, phải cảnh giác trước kiểu « lăng trì » làm cho nạn nhân chết từ từ. Trong địa chính trị, Bắc Kinh có thể lợi dụng sự ngây thơ của Paris để chiếm chỗ ở Thái Bình Dương, hay « soft power » ở Tân Calédonie, xúi giục đòi độc lập. Lịch sử 25 năm gần đây cho thấy Nga rất thông thạo trong việc phối hợp những phương tiện gián tiếp trong chiến tranh – kinh tế, gây ảnh hưởng, gián điệp, lũng đoạn thông tin, và những vụ tấn công bất ngờ.

Dùng vũ khí nguyên tử ? Sẽ là hồi kết cho Putin !

Kịch bản tệ hại nhất là những nhân vật như Donald Trump lên làm tổng thống Mỹ và chủ trương co cụm, hoặc bỏ quên châu Âu để tập trung vào Trung Quốc. Cuối cùng, tình báo Pháp đặc biệt lo ngại bị khủng bố trong Thế vận hội Paris, nên lễ khai mạc trên sông Seine đã có thay đổi. Còn về địa điểm, tổng thống Macron cho biết « có các kế hoạch B thậm chí kế hoạch C ».

Một trong những giả thiết được L’Express dẫn ra là Nga xâm lăng các nước Baltic với 22 sư đoàn. NATO kích hoạt điều 5, trong vòng 48 giờ 13.000 quân nhân hướng về Litva và Ba Lan để chặn lại, Pháp loan báo gởi 15.000 quân. Lực lượng Belarus tiến vào được Riga, thủ đô Latvia ; các trận đánh diễn ra ở Estonia. Hoa Kỳ đành can thiệp, một lực lượng Mỹ đến cảng La Haye, bốn ngày sau NATO mở chiến dịch trên bộ và nhảy dù. Quân Nga rút khỏi Talinn, thủ đô Estonia. Chiến dịch đổ bộ phối hợp giữa Mỹ, Thụy Điển và Na Uy đánh bại quân Belarus.

Putin quyết định điều khó thể tưởng tượng : dùng vũ khí nguyên tử chiến thuật tấn công Estonia từ Belarus. Ba trăm người thiệt mạng cả thường dân và quân nhân. Không muốn trực tiếp ra tay, Washington cung cấp thông tin để Pháp và Anh nhắm vào một trong những boong-ke nơi Vladimir Putin ẩn nấp. Ba ngày sau, một cuộc cách mạng cung đình nổ ra ở Matxcơva. Trong vài ngày hoặc một tuần, nhà lãnh đạo Nga không còn nữa, chiến tranh dừng lại ở châu Âu. Một bước ngoặt địa chính trị mới bắt đầu. 

,.

.

.

CUBA GIỮA THỜI BUỔI NGÀNH MÍA ĐƯỜNG SỤP ĐỔ (Will Grant / BBC News)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Cuba giữa thời buổi ngành mía đường sụp đổ

Will Grant

BBC News

19 tháng 5 2024, 14:05 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cglly3zrx7vo

Từ lúc lớn lên và biết dùng rựa, những người đàn ông của hợp tác xã sản xuất đường Yumuri đã làm việc trên những cánh đồng mía bao quanh thành phố Cienfuegos (Cuba).

Chặt mía là tất cả những gì Miguel Guzman biết làm. Ông xuất thân từ một gia đình nông dân và bắt đầu công việc vất vả, bạc bẽo này từ khi còn là một thiếu niên.

Đường từng đóng vai trò trụ cột nền kinh tế Cuba trong hàng trăm năm. Đây không chỉ là một mặt hàng xuất khẩu chính của đảo quốc này mà còn đóng vai trò quan trọng trong một ngành công nghiệp khác của đất nước: rượu rum.

Những người Cuba lớn tuổi nhớ lại thời kỳ mà các gia đình như nhà ông Guzman chính là nền tảng để phát triển đất nước.

Tuy vậy, ông Guzman thừa nhận rằng ông chưa bao giờ chứng kiến ngành đường rơi vào tình trạng phá sản và suy thoái như hiện nay. Ngay cả lúc hoạt động thương mại đường béo bở giữa Cuba và Liên Xô mất đi sau Chiến tranh Lạnh cũng không nghiêm trọng như bây giờ.

Lạm phát tăng phi mã, sự thiếu hụt hàng hóa thiết yếu và lệnh cấm vận kéo dài hàng chục năm của Mỹ đã tạo ra tương lai kinh tế ảm đạm trên mọi lĩnh vực ở Cuba. Nhưng bức tranh kinh tế đặc biệt âm u trong ngành thương mại đường.

“Không đủ xe tải và thiếu hụt nhiên liệu đồng nghĩa với việc chúng tôi phải chờ vài ngày mới có thể làm việc được,” ông Miguel Guzman nói trong khi đang đứng trong bóng râm để chờ đợi những chiếc xe tải được sản xuất từ thời Liên Xô.

Việc mất nhiều thời gian như vậy ảnh hưởng nặng nề đến sản lượng.

Trong mùa vụ trước, sản lượng đường thô của Cuba giảm xuống chỉ còn 350.000 tấn, mức thấp nhất từ trước đến nay và cách rất xa so với mức 1,3 triệu tấn được ghi nhận vào năm 2019.

Ông Guzman cho biết tiền lương của mình hầu như chẳng mua được gì

Ông Miguel Guzman là một trong những tay chặt mía nhanh nhất trong nhóm của mình, hay còn gọi là “peloton”. Những người sếp công nhận ông là một trong những thợ chặt mía hiệu quả nhất Cuba. Nhưng ông Miguel Guzman nói rằng ngoài tình yêu với ngành này, ông chẳng nhận được bất kỳ sự khích lệ tài chính nào để tăng năng suất cả.

“Tiền lương tôi hầu như chẳng mua được bất kỳ thứ gì. Nhưng chúng tôi làm gì được? Cuba cần đường,” ông nói, không hề phóng đại về tình hình lạm phát ngày càng tồi tệ của Cuba.

Cuba hiện phải nhập khẩu đường để đáp ứng nhu cầu trong nước – một điều mà trước đây không ai dám nghĩ tới. Hiện thực này khác xa so với những năm huy hoàng khi đường Cuba được xuất khẩu khắp thế giới, khiến cả vùng Caribe ghen tị.

Bên trong Ciudad Caracas, một nhà máy đường từ thế kỷ 19 gần thành phố Cienfuegos, không khí đặc quánh mùi mật mía.

Những bánh răng cưa lỗi thời, rỉ sét nghiền hàng tấn mía thành bột và nước. Các công nhân nói với phóng viên BBC rằng đây là một trong khoảng hơn hai mươi nhà máy đường còn hoạt động ở Cuba.

“Nhờ sự chăm chỉ và nỗ lực của công nhân, có thêm 4 nhà máy hoạt động trong mùa vụ này so với dự kiến ban đầu,” Dionis Perez, Giám đốc truyền thông của công ty đường quốc doanh Azcuba, cho biết.

“Nhưng 29 nhà máy khác vẫn đang đình trệ,” ông Perez thừa nhận.

“Đây là một thảm họa. Ngành công nghiệp đường ở Cuba hiện nay gần như không tồn tại,” ông Juan Triana từ Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế Cuba ở thủ đô Havana đánh giá.

19 tháng 6 năm 2023

11 tháng 2 năm 2023

14 tháng 6 năm 2022

Chụp lại hình ảnh,Ciudad Caracas là một trong những nhà máy đường còn hoạt động ở Cuba

Ông Triana lập luận rằng sự sụt giảm của sản lượng đường có tác động nghiêm trọng đến các bộ phận khác của nền kinh tế Cuba, bao gồm cả thu nhập xuất khẩu từ rượu rum.

“Chúng tôi đang sản xuất lượng đường bằng với giữa thế kỷ 19,” ông nhận xét.

Tình hình đã trở nên trầm trọng hơn do chính sách “áp lực tối đa” của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Chính quyền ông Trump đã tăng cường lệnh cấm vận thương mại đối với đảo quốc này. Ông Biden sau đó cũng gia hạn thêm lệnh cấm.

Nhưng lệnh cấm vận từ Mỹ không phải là nguyên nhân duy nhất dẫn tới những khó khăn mà Cuba đang gặp phải.

Nhiều năm quản lý yếu kém và sự thiếu hụt đầu tư đã tàn phá ngành công nghiệp từng phát triển mạnh mẽ này. Ngày nay, ngành đường chỉ nhận được dưới 3% đầu tư của nhà nước do chính phủ Cuba đang hậu thuẫn du lịch để ngành này trở thành động lực kinh tế chính thay thế.

Martin Nizarane là một người vẫn xoay xở để kiếm đủ đường. Là một phần của thế hệ doanh nhân tư nhân mới tại Cuba, công ty Clamanta của ông Nizarane chuyên sản xuất sữa chua và kem tại một nhà máy ở ngoại ô Havana.

Ông Nizarane cho phóng viên BBC xem những bao đường nhập khẩu với số lượng lớn từ Colombia và chia sẻ rằng ông hy vọng sẽ sớm tăng gấp đôi sản lượng.

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ca ngợi công ty Clamanta là hình mẫu cho tương lai.

Sự tán dương đó từ giới lãnh đạo, đối với nhiều người, đồng nghĩa với sự chuyển biến trong cách nghĩ.

Mặc dù nhà nước Cuba có thể coi “tư bản” là một từ xấu xa, nhưng đây hoàn toàn là hoạt động kinh doanh theo mô hình tư bản thuần túy, ngay cả khi ông Martin Nizarane thể hiện tinh thần cách mạng của mình bằng cách trang trí văn phòng với những tấm hình ông ôm cố lãnh đạo Fidel Castro.

Ông Martin Nizarane cho biết mình không hề nhận được bất kỳ đặc quyền nào

Khi được hỏi liệu mình có quan hệ mật thiết với Đảng Cộng sản Cuba để có thể sở hữu một doanh nghiệp tư nhân phức tạp như vậy hay không, ông Nizarane đã nhanh chóng phủ nhận.

“Tôi không phải là một cán bộ Cuba. Doanh nghiệp này là một hình thức sản xuất ngoài nhà nước, bán hàng cho cả công ty nhà nước lẫn tư nhân,” ông phản bác.

“Nhà nước đối xử với tôi như bao doanh nhân tư nhân khác, không có đặc quyền gì cả,” ông nói tiếp.

Sự sụp đổ của ngành mía đường chỉ là một phần trong nền kinh tế suy thoái của Cuba.

Vào hôm 1/3, trong bối cảnh lạm phát leo thang, chính phủ đã áp mức tăng giá đối với xăng dầu trợ giá lên gấp 5 lần tại các cây xăng.

Các quan chức cho biết đây là một quyết định khó khăn nhưng chính phủ không còn đủ khả năng chi trả các khoản trợ cấp nhiên liệu cao như vậy.

Khi đang xếp hàng đổ xăng vào ngày giá mới có hiệu lực, ông Manuel Dominguez cho rằng lập luận của các quan chức không thuyết phục.

Ông Dominguez cho biết quyết định này gây tổn hại đến các tài xế như mình và người dân Cuba đang phải chịu đựng nhiều hơn bao giờ hết. Ông nói:

“Không có mối quan hệ nào giữa thu nhập của chúng tôi và giá cả hiện nay, cho dù là giá nhiên liệu, giá thực phẩm trong cửa hàng hay giá của bất kỳ thứ gì khác.”

“Cần phải có mối tương quan giữa tiền lương của chúng tôi và chi phí của mọi thứ, bởi vì hiện nay, đối một người Cuba bình thường,thực sự không ai kham nổi tiền xăng dầu.”

Nhiều người Cuba hiện phải vật lộn để chi trả tiền xăng

Vài ngày sau khi giá xăng tăng, Bộ trưởng Kinh tế và Kế hoạch Cuba Alejandro Gil Fernandez đã bị bắt với cáo buộc tham nhũng. Một số người cho rằng ông đã trở thành vật tế thần cho tình trạng kinh tế Cuba.

Dù sao đi nữa, đó là một thất bại ê chề được công khai. Nhưng hầu hết mọi người đều tin rằng để kéo Cuba thoát khỏi những tai ương kinh tế thì việc trảm một bộ trưởng là chưa đủ.

Trở lại cánh đồng mía ở Cienfuegos, những người thợ thu hoạch mía vẫn đang làm việc vật vả với rất ít lạc quan.

Khi nói về ngành công nghiệp đường ở Cuba, sẽ luôn có người trích dẫn câu nói nổi tiếng của đảo quốc này: “Không có đường thì không có đất nước.”

Đối với nhà kinh tế học Cuba Juan Triana, ý nghĩa của khẩu hiệu ấy đang bị thử thách.

Một phần tinh túy của bản sắc dân tộc – một phần DNA của hòn đảo này – đang xói mòn trước mắt người dân Cuba.

“Trong khoảng hơn 150 năm, ngành mía đường đã vừa là nguồn thu xuất khẩu chính vừa là đầu tàu cho phần còn lại của nền kinh tế. Đó là những gì chúng tôi đã đánh mất,” ông Triana nói.

—————–

Tin liên quan

Điều tra của Reuters: Nga chiêu mộ công dân Cuba ra chiến trường Ukraine như thế nào?

1 tháng 10 năm 2023

.

Cuba phát hiện đường dây tuyển quân cho Nga đánh Ukraine

5 tháng 9 năm 2023

.

Khủng hoảng năng lượng, Cuba xoay sang ‘đồng minh cũ’ Nga để nhận trợ giúp

5 tháng 7 năm 2023

.

.

.

CHIẾN TRANH UKRAINA : LUẬT CÔNG DÂN NHẬP NGŨ TỪ 25 TUỔI GIÚP THAY ĐỔI CỤC DIỆN CHIẾN TRƯỜNG? (Trọng Thành / RFI)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Chiến tranh Ukraina: Luật công dân nhập ngũ từ 25 tuổi giúp thay đổi cục diện chiến trường?

Trọng Thành  –  RFI

Đăng ngày: 18/05/2024 – 13:16

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20240518-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-lu%E1%BA%ADt-c%C3%B4ng-d%C3%A2n-nh%E1%BA%ADp-ng%C5%A9-t%E1%BB%AB-25-tu%E1%BB%95i-gi%C3%BAp-thay-%C4%91%E1%BB%95i-c%E1%BB%A5c-di%E1%BB%87n-chi%E1%BA%BFn-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng

Hôm nay, 18/05/2024, là ngày luật mới của Ukraina, hạ tuổi công dân nhập ngũ từ 27 xuống 25, chính thức có hiệu lực, đúng vào lúc Nga đang mở chiến dịch lớn tại vùng đông bắc Kharkiv. Đợt huy động binh sĩ mới này liệu có khả năng xoay chuyển cục diện trên chiến trường ?

https://s.rfi.fr/media/display/f0ac0d70-1485-11ef-bedc-005056bfb2b6/w:980/p:16×9/2024-05-17T163418Z_1947435533_RC2FS7A3G8CG_RTRMADP_3_UKRAINE-CRISIS-ATTACK-KHARKIV.webp

Một địa điểm bị tên lửa Nga tấn công ở Kharkiv, Ukraina, ngày 17/05/2024. REUTERS – Valentyn Ogirenko

Trả lời RFI, nhà địa chính trị học Ulrich Bounat, Viện Open Diplomacy, tác giả cuốn ‘‘Chiến tranh lưỡng hợp tại Ukraina…’’, nhận định:

“Hiện tại còn hơi sớm để nói về các hệ quả, nhưng việc thay đổi chính sách như vậy đang ngày càng trở nên là điều bắt buộc, do việc phía Ukraina gặp ngày càng nhiều khó khăn về quân số trên thực địa. Từ nhiều tháng nay, theo các thông tin đến từ chiến trường, đặc biệt là vùng Donbass, cho thấy nhiều đơn vị thiếu đi từ 40 đến 50% quân số. Nhìn chung, tình trạng thiếu binh sĩ khiến việc luân chuyển cho phép quân nhân được nghỉ ngơi sau một thời gian chiến đấu trở nên không thể. Ukraina bắt buộc phải tuyển mộ thêm binh sĩ. Hiện tại hai câu hỏi đặt ra là : việc đào tạo tân binh sẽ được tiến hành ra sao và cụ thể là sẽ huy động được bao nhiêu binh sĩ. Chúng ta nhớ là cựu tư lệnh Zaluzhnyi đưa ra con số 100.000 người. Tư lệnh Syrskyi đưa ra một con số thấp hơn nhiều. Hiện tại chưa có bất cứ số liệu chính thức nào”.

Để có thể tham gia chiến đấu, các tân binh Ukraina dự kiến sẽ phải được huấn luyện từ hai đến ba tháng. Tướng Charles Q. Brown Jr., Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, trong một phát biểu hôm 16/05 trên đường đến Bruxelles dự một cuộc họp của NATO, cho biết việc NATO triển khai các huấn luyện viên ngay tại Ukraina là điều “không tránh khỏi”.

NATO có thể huấn luyện 150.000 binh sĩ ngay tại Ukraina

Báo Mỹ New York Times hôm 16/05 cũng dẫn lại thông tin từ một số quan chức Ukraina, cho biết Kiev đã yêu cầu các đối tác Mỹ và NATO giúp đào tạo 150.000 tân binh ngay gần chiến tuyến, để kịp triển khai quân nhanh chóng. Theo nhà địa chính trị học Ulrich Bounat, thời gian huấn luyện thậm chí có thể rút ngắn với một số binh sĩ, trong trường hợp Ukraina cần điều động gấp quân nhân để đáp ứng nhu cầu phòng thủ.

Quyết định đưa huấn luyện viên NATO đến Ukraina, nếu diễn ra, sẽ là một bước ngoặt trong chiến tranh Ukraina. Bởi bất cứ một cuộc tấn công nào nhắm vào các quân nhân NATO, bao gồm các huấn luyện viên, cũng sẽ buộc Hoa Kỳ trả đũa, theo Hiến chương của khối. Trước đó, Nhà trắng đã từng kiên quyết khẳng định không đưa quân nhân Mỹ, bao gồm cả các huấn luyện viên, tới Ukraina, sau khi hồi tháng 2/2024, tổng thống Pháp Emmanuel Macron khẳng định “không loại trừ” việc đưa quân phương Tây tới Ukraina.

——————————

Các nội dung liên quan

.

PHÂN TÍCH

Ukraina có nguy cơ bị thua trong cuộc chiến chống Nga?

.

CHIẾN TRANH UKRAINA

Ukraina thừa nhận Nga có những « thắng lợi chiến thuật »

.

CHIẾN TRANH UKRAINA

Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đến Ukraina trong lúc Nga huy động 30.000 quân tấn công Kharkiv

.

.

.

VIẾT DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTIN Ở UKRAINE – NGÀY 20/5/2024 (Phúc Lai GB)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

VIẾT DÀI TRUNG BÌNH VỀ CUỘC CHIẾN TRANH CỦA PUTOX Ở UKRAINE – NGÀY 20/5/2024  

Phúc Lai GB

20-5-2024  07:51    

1. Trên mặt trận có một điểm suýt nữa bị bỏ sót…

Từ cuối tháng Ba, những trận đánh trên hướng Lyman – theo như trong báo cáo của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine trở nên khốc liệt, chẳng hạn như bài báo này:

https://euromaidanpress.com/…/frontline-report-fierce…/

như quý vị thấy, bài báo đó từ ngày 28/3/2024, trong đó các bản đồ cập nhật vị trí của hai bên, quân Ng@ đã đến được rìa của khu định cư Terny. Quý vị có thể xem bản đồ ở link dưới đây:

theo bản đồ này, và cũng theo các báo cáo gốc của nó thì quân Ng@ gần như đã ép được quân Ukraine về phía sông Zherebets chỉ còn cách vài trăm mét đến dưới 1 ki-lô-mét chỗ Terny ( https://maps.app.goo.gl/HPejALkm3VfFSbTj9 ). Đến nay, tức là còn khoảng 1 tuần nữa là tròn 2 tháng, quân Ng@ vẫn dậm chân tại chỗ ở khu vực này, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là nó bớt nguy hiểm, nói chính xác hơn là tình thế nguy hiểm chưa được tháo gỡ.

Đến hôm qua, báo cáo của Bộ tổng tham mưu Ukraine vẫn viết: “Kẻ thù không tiến hành các hoạt động tích cực theo hướng Lyman. Thay vào đó, binh lính Ukraine đã kiểm soát được hỏa lực của kẻ thù và đã thành công ở một số khu vực. Tình hình đã được kiểm soát, các biện pháp đang được thực hiện để củng cố tuyến phòng thủ.”

Đọc thì có vẻ rất đơn giản và có lẽ, khiêm tốn. Nhưng thực tế, theo bản đồ số 1 tôi đính kèm theo bài này, quân Ukraine đã có những hành động phản công từ 3 ngày trước, tức là ngày 17/5/2024 và đến hôm qua, sau 2 ngày đã đẩy lùi được quân Ng@ kha khá về phía đông.

Để hình dung tình thế rõ ràng hơn, quý vị có thể tham khảo bản đồ tôi đánh số 2, từ nguồn bản đồ số của ISW. Trong bài báo trên của Euromaidan, họ viết hướng tấn công của Ng@ là về phía Lyman: “Mục tiêu chính của người Ng@ là giành quyền kiểm soát thành phố và là trung tâm hậu cần Lyman của Ukraine.” Tuy vậy trên bản đồ này chúng ta thấy quân Ng@ muốn tiến đến Lyman thì phải đi dọc theo một khu vực sông ngòi chằng chịt đầy ao hồ của sông Siverskyi Donets. Còn theo bài báo này thì dọc theo con sông này, người Ukraine đã thiết lập được hệ thống phòng thủ chắc chắn. Vì vậy, để dễ kiếm chiến công hơn, bọn Ng@ này phải tìm cách đi thẳng về phía tây, tức là chọn tuyến Kreminna ( https://maps.app.goo.gl/aoBXaqV4RE4Y7Z7J8 ) – Chervonopopivka ( https://maps.app.goo.gl/72o77WpoiMZjQLXQ9 ) làm tuyến xuất phát. Nếu như vậy, đường đi để ép quân Ukraine về phía sông sẽ ngắn hơn và từ hồi cuối tháng Ba, cả người Ng@ lẫn người Ukraine đã nhận định được như thế này, theo bài báo:

• Một blogger quân sự Ng@ nhận định, trong khi người Ukraine vẫn tự mình kiểm soát các khu định cư, lực lượng Ng@ hiện nắm quyền chủ động thực hiện các cuộc tấn công đồng thời vào cả Terny và Yampolivka trong thời gian tới. Tuy nhiên, một cuộc tấn công như vậy sẽ phải bao trùm một khu vực rộng lớn, được kiểm soát chặt chẽ bằng mắt bởi những người điều khiển máy bay không người lái của Ukraine, cho phép người Ukraine chuẩn bị tốt cho một cuộc tấn công và có thể đánh chặn đoàn xe rất lâu trước khi họ đến tiền tuyến.”

Và các diễn biến trong suốt thời gian gần hai tháng qua đúng như vậy. Quân Ng@ vẫn nỗ lực tấn công, nhưng do nhiều lý do mà không được chúng ta quan tâm bằng các khu vực khác như Chasiv Yar hay mới đây là Ocheretyne ở tây bắc Avdiivka. Như trên đây tôi đã viết, tình thế của quân Ukraine ở đây còn nguy nan, vì thế ngay khi có điều kiện thì họ phải tổ chức phản công ngay.

2. Diễn biến trên một số hướng chính khác

2.1. Trên hướng Kharkiv, bản tin của Bộ tổng tham mưu Ukraine viết:

• Tình hình ở mặt trận vẫn căng thẳng nhưng đã được kiểm soát. Lực lượng phòng vệ tiếp tục kiên quyết chống lại âm mưu tiến sâu vào lãnh thổ Ukraine của địch, cản trở việc thực hiện kế hoạch tấn công của quân chiếm đóng.

– Kể từ đầu ngày, 11 cuộc đụng độ đã diễn ra trên hướng Kharkiv. Những kẻ xâm lược đã tiến hành các cuộc không kích và không ngừng cố gắng xuyên thủng hàng phòng ngự của chúng ta gần Vovchansk, Staritsa, Lyptsi và Zeleny. Đáp lại, binh lính Ukraine đã gây tổn thất đáng kể cho quân xâm lược, thông tin đang tiếp tục được làm rõ.

– Đến trước thời điểm đó, tổng thiệt hại của địch trong ngày trên hướng này lên tới 114 người. Địch cũng mất 30 đơn vị vũ khí và trang thiết bị quân sự, trong đó có 3 xe tăng, 1 xe chiến đấu bọc thép, 8 hệ thống pháo binh, 10 tên lửa phòng không và 8 phương tiện.

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai

Tiếp tục bàn về cái gọi là “chiến dịch Kharkiv”. Trong bài trước hay bài trước nữa, tôi đã làm cái việc là sơ kết cái chiến dịch này và hi vọng nó có thể trở thành tổng kết, nhưng rõ ràng là đến nay nó chưa kết thúc, nhưng các nỗ lực tấn công từ phía Ng@ đã yếu đi rất nhiều và có thể sẽ dừng lại trong vài ngày tới.

Nếu nhìn nhận sâu hơn về những hoạt động của quân Ng@ trong cái gọi là “chiến dịch” này, như trong bài sơ kết tôi đã viết: (1) nó không có bất cứ một mục tiêu chiến lược nào (như chiếm thành phố Kharkiv và sau đó chiếm cả tỉnh), vậy (2) về mặt chiến dịch thì sao? Tôi cũng đã viết điều này rồi: có hai yếu tố cho thấy, về mặt chiến dịch là Ng@ không có khả năng tổ chức chiến dịch tấn công ở thời điểm hiện tại.

– Thứ nhất. Về nhân lực: không đủ quân số và bản thân cán bộ chỉ huy không đủ năng lực tổ chức chiến dịch từ lên kế hoạch đến điều hành nó.

– Thứ hai. Về nguồn lực: không đủ phương tiện. Trừ những ngày đầu có một ít xe tăng, càng về sau thấy phương tiện rất ít, quân Ng@ đi bộ là chủ yếu. Pháo binh không đủ. Hỗ trợ đáng kể nhất là bom lượn ném từ máy bay và càng ngày càng giảm hiệu quả.

(3) Cuối cùng, về chiến thuật.

Các quan sát đều cho thấy, các đơn vị quân Ng@ tham gia chiến dịch này được cấu thành từ những nhóm lính mới được gọi, rất thiếu kinh nghiệm và khá “tuổi già sức yếu.” Hơn thế nữa, tình trạng thiếu trang bị, thiết bị cho những đơn vị lính này vẫn tiếp tục.

Các điểm (1, 2, 3) trên đây dẫn chúng ta tới một điểm khá bối rối: như vậy cái bọn Ng@ này chắc chắn không chiếm được thành phố Kharkiv, và do đó mục tiêu chiếm cả tỉnh Kharkiv càng xa vời, vậy thì mục tiêu của chiến dịch này là gì? Tạo vùng đệm bảo vệ cho lãnh thổ Ng@ khỏi bị các đợt tấn công của các nhóm du kích “quân đoàn tự do Ng@” như các nguồn phân tích nước ngoài vẫn nhận định? Ai chứ tôi thấy điều này hơi khó hình dung, vì hiện nay thứ nhất, quân Ng@ có đứng được chân ở đó hay không còn là một dấu hỏi lớn, thì không thể bàn được đến cái thứ hai là tạo ra được một hành lang liên tục đủ cả chiều sâu lẫn độ dài – chúng ta nên hình dung được biên giới Ng@ – Ukraine được xác định năm 2003 là 2000 ki-lô-mét chiều dài, riêng biên giới quốc gia giữa tỉnh Kharkiv của Ukraine với Belgorod của Ng@ đã khoảng 350 ki-lô-mét. Trong khi đó hiện nay, Ng@ đang cố gắng tấn công ở 2 mũi với chính diện mặt trận theo hướng vuông góc với đường biên giới, mỗi mũi khoảng dưới 15 ki-lô-mét. Thực chất là vượt biên giới ở một số điểm và mở rộng theo hướng đi dọc theo biên giới, chứ nếu tấn công dàn hàng ngang còn ít khả thi hơn nữa. Với hai mũi này, nếu thông tin Ng@ sử dụng 35.000 quân là đúng, thì rõ ràng là muốn thiết lập được một hành lang khoảng hơn 100 ki-lô-mét thôi, cũng phải dùng gấp 3 lần quân số như thế (đến 110.000 quân chẳng hạn) và một lượng vũ khí nặng, khí tài cũng phải nhân lên số lượng tương ứng. Đó là chưa kể đến việc quân Ng@ để giữ được vùng đệm đó, phải có một lực lượng đủ cả về quân số lẫn nguồn lực chiếm nó trong một thời gian đủ lâu để các đơn vị công binh xây dựng hệ thống công sự phòng ngự.

Vì vậy tôi nghĩ rằng, có hai lý do khác để giải thích cho kế hoạch này, khá hợp lý. Thứ nhất, Ng@ muốn đánh lạc hướng người Ukraine. Cho đến nay chúng đang dùng một lực lượng tối thiểu (dưới 30.000 quân) để tổ chức tấn công ở bắc Kharkiv và không có nhiều nguồn lực vũ khí nặng, hỗ trợ không quân cũng hạn chế chứ không nhiều. Tuy nhiên đây là hướng chiến lược với Ukraine, do vậy người Ukraine bắt buộc phải coi trọng nó, không thể chủ quan. Lý do thứ hai, là một kế hoạch tổng hợp hơn cả về chính trị và tuyên truyền. Chiến dịch diễn ra đúng thời điểm có những xáo trộn tại Bộ quốc phòng Ng@ với sự ra đi của nguyên soái Ván Ép. Cũng có căn cứ để chú ý vào số phận của Gerasimov trong thời gian tới – cặp bài trùng mà. Shói-gù đã toi thì sao Gerasimov có thể tồn tại được? Vậy ai sẽ thay hắn? Người ta đang chú ý đến Lapin, thượng tướng, vừa được bổ nhiệm làm tư lệnh quân khu Leningrad hôm 15/5. Lapin đã được phong Anh hùng Ng@ vào 4/7/2022 do những “chiến công” trong chiến dịch chiếm cặp thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk và hắn được coi là có nhiều kinh nghiệm thực chiến từ những hoạt động quân sự của Ng@ ở Syria.

Việc Aleksandr Lapin được bổ nhiệm làm tư lệnh quân khu Leningrad từ vị trí cũ là tư lệnh quân khu trung tâm, và động thái của Ng@ chia Quân khu trung tâm thành 2 quân khu: Mátxcơva và Leningrad được cho là một hành động đối phó với việc NATO mở rộng – kết nạp Phần Lan làm thành viên chính thức. Lapin đang đứng trước một cơ hội rất lớn trong việc thay thế Gerasimov làm tổng tư lệnh chiến trường Ukraine. Vì vậy hắn đã tổ chức “chiến dịch Kharkiv” lần này và có thể, cả “chiến dịch Sumy” trong tương lai.

Các thông tin công khai dẫn những nguồn tình báo phương Tây (chắc xin tin tức từ tình báo Ukraine) cho thấy quân Ng@ có thể tập trung được 20.000 quân để mở một “chiến dịch Sumy” tương tự từ tỉnh Kursk sang tỉnh Sumy của Ukraine. Nhưng cần phải nói một điều rằng, chưa ai rõ được chiến dịch này sẽ nổ ra vào khi nào và có đủ “mạnh mẽ” (như được báo chí xứ phía Đông nước Lào mô tả) như “chiến dịch Kharkiv” hay không.

Tham khảo ý kiến của một số nhà phân tích quốc tế, họ đều cho rằng chiến dịch Sumy chắc chắn sẽ xảy ra, vì đã có một số trận đánh lẻ tẻ mang tính chất trinh sát chiến đấu nổ ra. Hướng này thì vẫn dưới sự chỉ huy của Lapin – vì vậy việc phán đoán nó khá phức tạp nếu cố đoán xem là nó có nổ ra không. Một mặt, các diễn biến của “chiến dịch Kharkiv” hiện nay đang tỏ ra là bất lợi và sa lầy, vì vậy việc mở một chiến dịch mới ở một hướng khác là khá không khả thi và có thể nói là vô vọng. Mặt khác, với một người như Lapin thì… không biết thế nào. Năm 2022, sau khi được phong anh hùng Ng@, hắn đã tỏ ra là bất tài và vô trách nhiệm, dẫn đến việc người Ukraine nắm được cơ hội phản công ở Kharkiv, và hắn đã bị khiển trách về việc này. Sau đó, hắn vẫn giữ chức tư lệnh quân khu trung tâm cho đến nay được cất nhắc làm Tư lệnh quân khu Leningrad kiêm chỉ huy nhóm lực lượng Bắc của Ng@, tức là cụm quân áp sát biên giới Ukraine trên hướng hai tỉnh Sumy và Kharkiv. Với những đặc điểm như vậy thì có lẽ, hắn vẫn sẽ cố đánh và với lực lượng còn tệ hơn bên Kharkiv, quả “bom tấn” như bọn báo chí xứ phía đông nước Lào vẫn hay nổ, bọn Dư Luận viên xứ này vẫn hi vọng, sẽ lại thành pháo xịt.

Về mục đích đưa Kharkiv vào trong tầm pháo (pháo binh quy ước) thì còn mơ hồ nữa – ơ thế Ukraine người ta không có pháo à? Thậm chí pháo của Ukraine còn bắn được xa hơn.

Nhận xét chung của tôi về cái “chiến dịch Kharkiv” này, là ngay từ đầu nó đã bị truyền thông, trong đó có cả truyền thông phương Tây thổi phồng quá mức.

2.2. Ở khu vực Luhansk và Donetsk

Về Luhansk, tôi đã báo cáo trong mục đầu tiên.

Về khu vực Donetsk, các diễn biến ở Chasiv Yar và tây bắc Avdiivka cho thấy quân Ng@ đã bắt đầu yếu đi, điều này có thể cho phép chúng ta đoán rằng các cú tấn công kho đạn sâu trong hậu phương của Ng@ đã bắt đầu có tác dụng. Tuy nhiên ở khu vực này đường vận tải ngắn, mật độ quân Ng@ đông không cho chúng ta khả năng đoán định sẽ có diễn biến lớn xảy ra. Nhưng điều đó vẫn có thể, theo kịch bản Lyman năm kia nhưng quân Ukraine có thể sẽ không tiến được xa, vài ba chục ki-lô-mét thì có thể.

3. Tình hình ngày càng dồn dập.

Hóa ra lúc này đây tình hình diễn biến nhanh hơn chúng ta tưởng. Trong bài trước tôi viết: “chỉ 1 tháng nữa tình hình miền nam và Crimea sẽ hiện rõ, diễn biến mạnh có thể sau đó một thời gian, có thể là cuối tháng Sáu… và trong tháng Bảy sẽ có nhiều diễn biến lớn hơn xảy ra…” là nói đến các diễn biến ở Crimea. Trận tấn công vào Crimea và nam Ng@ diễn ra hôm qua đang được gọi là “trận lớn nhất từ trước đến nay” nhưng có thể trong tương lai gẩn, tức là tuần này, tuần sau… đã có thể diễn ra những trận lớn hơn rồi.

• Ngày 19 tháng 5 năm 2024, các báo cáo chỉ ra rằng máy bay không người lái của Ukraine đã nhắm mục tiêu thành công vào cảng Novorossiysk, dẫn đến cháy nổ và mất điện trên diện rộng. Ngoài ra, trạm biến áp Kirillovskaya cũng bốc cháy khiến hơn 20 nghìn cư dân không có điện, theo kênh tin tức Telegram của Ng@ Astra. Chưa hết, hai con tàu quét mìn – nhưng thực chất bây giờ làm nhiệm vụ bắn tên lửa Kalibr vào lãnh thổ Ukraine, đã được tiễn xuống đáy biển.

Sau khi post bài trước, có anh bạn comment rằng “(về) vụ tổng động viên ở Ukraine thì con số đã cán mốc 150.000 quân và đây là số tình nguyện. Vậy là đủ rồi. Tuy nhiên tối thiểu phải 6 tháng đến một năm rưỡi nữa thì đội này mới ra đến mặt trận. Vậy là quân đội Ukraine chắc cũng cbi một phương án trong đó phải đánh dài kỳ” – tôi đã trả lời: nếu chỉ cần mốc 6 tháng thôi, nó đã không giống với những diễn biến ngày càng dồn dập hiện nay.

Hẳn quý vị nếu đọc đều bài của tôi thì sẽ nhận ra tôi cũng cố gắng có cái nhìn bao quát nhiều góc độ, kể cả về… địa lý và tất nhiên, về các góc độ của chuẩn bị cho chiến tranh, chẳng hạn về hậu cần. Các thông tin hiện nay đang cho thấy Ng@ đẩy nhanh tiến độ xây dựng những đường tàu theo hai tuyến chính: (1) Ilovaisk – Mariupol và (2) Taganrog – Mariupol, cả hai tuyến đều nhằm phục vụ chiến trường miền nam Ukraine và cả hai tuyến này đều được cho là đã sẵn sàng để hoạt động. Giai đoạn tiếp theo của kế hoạch sẽ là đường tàu hỏa dọc theo bờ biển Azov, từ Mariupol đến Berdyansk và sau đó là Melitopol. Nếu thực hiện được kế hoạch này, coi như bán đảo Crimea sẽ được cứu về mặt hậu cần. Chúng ta cần chú ý rằng, đã từ khoảng 2 tháng nay việc cung cấp nhiên liệu về dân sự cho bán đảo đã dừng, như vậy chỉ còn các hoạt động quân sự của Ng@ trên bán đảo còn được duy trì cấp xăng dầu.

Tình thế hiện tại của bán đảo theo ý kiến của tôi, là đã bắt đầu bị phong tỏa, với những tin tức các trung tâm hậu cần và nhân lực của Ng@ ở Armiansk ( https://maps.app.goo.gl/YFa9XQzYyUZTFGbx8 ) và Dzhankoi ( https://maps.app.goo.gl/CafptMuc6R9G9Rsv9 ) bị ATACMS hỏi thăm liên tục trong mấy ngày qua. Điều này nằm trong tương quan (1) Cầu Kerch vừa bị đóng và Novorossisk còn bị tấn công (2) Bàn đạp Krynky ở tả ngạn Kherson đã được “lặng lẽ” mở rộng đến 190 ki-lô-mét vuông.

Theo dõi các tài khoản người Ng@ trong diễn đàn quân sự tôi tham gia, thái độ bi quan là phổ biến. Họ nói rằng, quân Ng@ đã quá lâu tổ chức các đợt tấn công nhỏ lẻ nhằm hất quân Ukraine về bên kia sông để thủ tiêu bàn đạp – và suốt thời gian qua tiêu hao một quân số đáng kể một cách vô ích. Hiện nay quân Ng@ ở tả ngạn sông Dnipro thuộc Kherson rất yếu kém. Nếu người Ukraine đổ bộ và tấn công ở đây thì sẽ không đỡ được. Khi đó chúng sẽ buộc phải rút về hướng Melitopol chứ không phải về bán đảo Crimea đang bị phong tỏa. Việc rút về hướng Melitopol sẽ làm tăng mật độ quân Ng@ ở đây và với các trận bắn phá từ xa bằng ATACMS và có thể có sự tham gia của máy bay F-16 và JDAM, thương vong của Ng@ sẽ tăng lên rất mạnh. Đồng thời các hệ thống công sự phòng ngự theo hướng bắc nam là không có, người Ukraine sẽ có điều kiện tiến công rất tốt theo hướng tây – đông về phía Zaporizhia.

Vì vậy, theo tôi thì diễn biến ở Crimea đã khá dồn dập và có thể có những sự kiện lớn chỉ trong vài tuần tới. Các địa danh có thể hiện lên trong các báo cáo chiến sự là:

Oleshky ( https://maps.app.goo.gl/QHJwLNWoJjs3Hqn57 )

Krynky ( https://maps.app.goo.gl/mV7cHCop2s4UKhqN7 )

Nova Kakhovka ( https://maps.app.goo.gl/6pKykPC1bQLHTp3a9 ) và một số địa điểm khác.

Tôi chú ý nhiều đến Oleshky.

Với diễn biến đổ bộ lên tả ngạn này, chắc chắn bán đảo Crimea sẽ lung lay và còn có một sự kiện có khả năng diễn ra rất lớn, là cầu Kerch. Bây giờ nó không còn năng lực vận tải quân sự nữa, nhưng việc tấn công nó sẽ mang lại tác động rất lớn làm mất tinh thần dẫn đến vỡ trận quân Ng@ đồn trú trên bán đảo.

Bây giờ để quý vị hình dung rõ hơn, xin đến với bản đồ tôi đánh số 3. Như tôi vừa báo cáo, tình hình lực lượng Ng@ ở vùng tả ngạn của Kherson khá xuống cấp cả về tinh thần, lẫn khả năng chiến đấu, thậm chí về quân số cũng thiếu. Đồng thời do tính chất địa lý mà khu vực này liên kết với bán đảo Crimea một cách tương hỗ: bán đảo khó khăn thì bọn khu vực tả ngạn Kherson này cũng khó khăn, ngược lại nếu khu vực tả ngạn bị đe dọa thì coi như lực lượng Ng@ trên bán đảo Crimea cũng như cá nằm trên thớt. Tôi đánh hai mũi tên đỏ, quý vị có thể thấy đó là hai vị trí yết hầu của bán đảo: Armiansk và Dzhankoi. Tất cả các đường ra vào bán đảo đều phải qua đó, còn chỗ tôi gạch chéo xanh là vùng vũng lầy Syvach chỉ có hy vọng duy nhất là con đường M-18 – E-105 với cây cầu Chongar nổi tiếng. Từ khi có ATACMS con đường và cây cầu này coi như chấm dứt khả năng hoạt động.

Với tình hình này, nếu thêm cái cầu Kerch bị tấn công cú nữa, thì coi như quân Ng@ trên Crimea sẽ là quân Đức của Paulus ở Stalingrad. Hồi đó Hermann Göring còn tổ chức được cầu hàng không chứ như quân Ng@ hiện tại thì… hãy đợi đấy.

Hôm nay là ngày 20/5, chúng ta đang chứng kiến người Ukraine cho năng lực vận tải của hạm đội biển Đen về số 0, điều đó có nghĩa là khi nào cái hạm đội mèo ướt này chỉ còn 1, 2, 3 tàu, cũng sẽ là ngày cần quại cái cầu Kerch và có những diễn biến ở tả ngạn Kherson. Từ khi có những diễn biến đó, thì việc quân Ng@ chạy khỏi Crimea chỉ còn là… như thế nào, chứ không phải là bao giờ nữa.

Vậy chúng sẽ phải làm gì để cứu vãn tình hình? Nếu những giả định này của tôi sẽ diễn ra trên thực tế, chẳng hạn quân Ukraine sẽ đổ bộ vượt sông theo các mũi tên màu xanh, thì chúng sẽ phải tổ chức các mũi phản kích từ phía Melitopol ra (các mũi tên vạch đứt) và khi đó buộc người Ukraine sẽ phải tổ chức đón đánh từ xa theo cách họ vẫn làm hiện nay, mà rõ ràng nhất là ở Avdiivka trong thời gian vừa qua: rất nhiều đoàn xe chở quân tiếp viện của Ng@ bị tấn công tiêu diệt từ xa. Trận này sẽ là một trận đánh quan trọng và rất đáng để theo dõi.

Khi có những biến cố ở Crimea, theo tôi thì quân Ng@ sẽ buộc phải bỏ bán đảo như đã từng phải bỏ vùng hữu ngạn Kherson. Nếu trận đánh quan trọng trên đây diễn ra và người Ukraine đầu tiên đánh chặn thành công, tiêu diệt được một lượng lớn quân tiếp viện của Ng@, thì cả khu vực Melitopol và Tokmak sẽ rung động và có thể vỡ trận đến tận Berdyansk. Từ tình hình đó, nội bộ Ng@ có thể sẽ có biến động, khả năng Putox bị thay thế rất cao và hai bên ngồi vào bàn đàm phán với lợi thế nghiêng về phía Ukraine. Tôi tin là Ng@ buộc phải rút về sau biên giới 1991 là rất rất cao. Về thời điểm chúng ta không cần phải #đoán_mò nữa vì bây giờ mọi thứ đã dồn dập lắm rồi.

#Bình_loạn_của_Phúc_Lai

#Nga_xâm_lược_Ukraine

#bưng_bô_cho_hòa_bình

#Slava_Ukraine

BẢN ĐỒ :

(1) https://www.facebook.com/photo?fbid=1093522291735827&set=pcb.1093522761735780

(2) https://www.facebook.com/photo?fbid=1093522385069151&set=pcb.1093522761735780

(3) https://www.facebook.com/photo?fbid=1093522471735809&set=pcb.1093522761735780

31 BÌNH LUẬN   

.

.

.

MÁY BAY KHÔNG NGƯỜI LÁI UKRAINE TẤN CÔNG NHÀ MÁY LỌC DẦU VÀ SÂN BAY CỦA NGA (Reuters)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Máy bay không người lái Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu và sân bay của Nga

Reuters

19/05/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7618326.html

Các máy bay không người lái của cơ quan an ninh SBU và quân đội Ukraine đã tấn công một nhà máy lọc dầu và sân bay quân sự ở khu vực Krasnodar nằm ở phía nam nước Nga trong cuộc tấn công ban đêm, một nguồn tin tình báo Ukraine cho biết hôm 19/5.

Drone của Ukraine trong một vụ tấn công vào một nhà máy lọc dầu của Nga. [Ảnh minh họa]

Nguồn tin cho biết: “Đây là cuộc tấn công thứ hai của máy bay không người lái SBU nhằm vào sân bay quân sự Kushchevska và nhà máy lọc dầu Slavyansk trong ba tuần qua”.

Nguồn tin cho biết, hàng chục máy bay khác nhau đã đỗ tại sân bay, trong đó có các máy bay Su-34, Su-25, Su-27, MiG-29.

Các quan chức Nga hôm 19/5 nói rằng Ukraine đã bắn 9 tên lửa ATACMS do Mỹ sản xuất vào Crimea và tấn công các khu vực của Nga bằng ít nhất 60 máy bay không người lái trong một cuộc tấn công lớn khiến một nhà máy lọc dầu ở miền nam nước Nga phải dừng hoạt động.

Các quan chức Nga cho biết, sáu máy bay không người lái đã rơi xuống khu vực của một nhà máy lọc dầu ở Slavyansk thuộc vùng Krasnodar ở phía nam đất nước.

Hãng tin Interfax đưa tin rằng nhà máy lọc dầu đã tạm dừng hoạt động sau vụ tấn công.

.

.

.

UKRAINE CÁO BUỘC NGA PHÁO KÍCH VÀO THƯỜNG DÂN Ở VÙNG KHARKIV (Reuters)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Ukraine cáo buộc Nga pháo kích vào thường dân ở vùng Kharkiv

Reuters

19/05/2024

https://www.voatiengviet.com/a/ukraine-giao-tranh-ac-liet-kharkiv-thuong-dan-thuong-tich/7617724.html

Ukraine cho biết pháo kích của Nga nhắm vào thường dân ở hai thành phố ở vùng Kharkiv phía đông bắc ngày thứ Bảy trong khi Tổng thống Volodymyr Zelenskyy báo cáo những thành công của binh sĩ kháng cự cuộc tấn công mới của Nga ở đó.

Nhân viên ứng cứu giúp đỡ một người dân địa phương bị thương trong cuộc không kích của Nga, ở Kharkiv, Ukraine, ngày 18 tháng 5 năm 2024.

Các công tố viên Ukraine cho biết họ đang điều tra một cuộc không kích của Nga nhắm vào khu dân cư ở thủ phủ Kharkiv như là tội ác chiến tranh khả dĩ. Sáu thường dân bị thương, trong đó có một em gái 13 tuổi, một em trai 16 tuổi và một em 8 tuổi,

Moscow phủ nhận cố tình nhắm mục tiêu vào thường dân nhưng hàng ngàn người đã thiệt mạng và bị thương kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng 2 năm 2022.

Khoảng 70 km về phía đông bắc ở Vovchansk, thành phố chỉ cách biên giới Nga 5 km, các công tố viên cho biết pháo kích của Nga đã giết chết một người phụ nữ 60 tuổi và làm bị thương ba thường dân khác. Họ cho biết một người đàn ông 59 tuổi cũng bị thương ở làng Ukrainske.

Bên kia biên giới ở vùng Belgorod của Nga, bộ quốc phòng của Moscow cho biết lực lượng của họ đã bắn hạ một phi đạn Tochka-U do Ukraine bắn. Nga nói một tên phi đạn tương tự đã khiến một tòa nhà chung cư ở Belgorod sập vào tuần trước, khiến ít nhất 15 người thiệt mạng.

Cuối ngày thứ Bảy, Thống đốc vùng Belgorod Vyacheslav Gladkov cho biết một cuộc tấn công bằng drone của Ukraine đã làm bị thương một người phụ nữ và một người đàn ông ở làng Petrovka. Họ đã được chữa trị vết thương do mảnh đạn ở Belgorod, ông viết trên ứng dụng nhắn tin Telegram.

Ông Zelenskyy nói trong video phát biểu hàng đêm của mình rằng các lực lượng Ukraine đã trở nên tự tin hơn, đặc biệt là ở vùng Kharkiv.

“Kẻ chiếm đóng đang mất đi bộ binh và thiết bị, một tổn thất hữu hình, mặc dù giống như năm 2022, họ đang trông cậy vào một cuộc tiến công nhanh trên lãnh thổ của chúng ta,” ông Zelenskyy nói, đề cập đến việc Nga xâm lược Ukraine lúc đầu vào tháng 2 năm đó.

Tuy nhiên, bộ quốc phòng Nga cho biết lực lượng của họ đã chiếm được làng Starytsia ở vùng Kharkiv ngày thứ Bảy, tám ngày sau khi một cuộc tiến công mới của Nga trong vùng này bắt đầu.

Ông Zelenskyy cho biết lực lượng của ông đã đẩy lùi một cuộc tấn công xa hơn về phía nam ở vùng Donetsk phía đông xung quanh Chasiv Yar, thành phố được coi là mục tiêu chính trong chiến dịch của Nga. “Binh lính của chúng ta đã tiêu diệt hơn 20 đơn vị xe bọc thép của quân chiếm đóng,” ông nói.

Không thể xác minh độc lập các báo cáo từ chiến trường.

Thống đốc vùng Vadym Filashkin nói nhờ các đơn vị đặc biệt thuộc cơ quan tình báo quân sự HUR mới đạt được thành công trên chiến trường diễn ra vào ngày thứ Sáu, theo lời ông.

“Không có một kẻ chiếm đóng nào ở Chasiv Yar,” ông nói trên ứng dụng nhắn tin Telegram. “Họ đốt xe bọc thép và đập tan hàng ngũ kẻ thù,” ông nói thêm trong phát biểu kèm theo đoạn video cho thấy xe phát nổ.

Tại làng Stanislav ở vùng Kherson phía nam, thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết một vụ tấn công drone của Nga đã giết chết một người đàn ông sinh khoảng 40 tuổi và làm bị thương một người phụ nữ.

============================================

.

.

Nga không kích Kharkiv, ít nhất 5 người thiệt mạng

Reuters

19/05/2024

https://www.voatiengviet.com/a/7618163.html

Các quan chức địa phương cho biết, các cuộc không kích của Nga đã khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và 16 người khác bị thương tại một khu vui chơi giải trí ngay bên ngoài thành phố Kharkiv nằm ở phía đông bắc Ukraine hôm 19/5.

Quang cảnh tại một địa điểm bị Nga không kích ở Kharkiv, Ukraine, ngày 14/5/2024.

Thị trưởng Kharkiv Ihor Terekhov đưa ra con số người chết và bị thương.

Ông nói trên ứng dụng nhắn tin Telegram: “Các vụ nổ xảy ra ở Kharkiv vào khoảng giữa trưa ở một vùng ngoại ô gần đó. Hai tên lửa của Nga đã bắn trúng một trung tâm giải trí, nơi mọi người đang thư giãn, khiến 5 người thiệt mạng và 16 người khác bị thương”.

Phóng viên Reuters chứng kiến một khu vui chơi giải trí bị phá hủy sau điều lực lượng cứu hộ tại hiện trường nói là một vụ nổ mạnh, rồi sau đó là vụ tấn công thứ hai sau khoảng 15-20 phút.

Bà Valentyna, một phụ nữ 69 tuổi sống đối diện khu nghỉ dưỡng, đang ở nhà thì vụ nổ xảy ra. Máu chảy xuống một bên mặt bà trong khi bà vừa khóc vừa nói rằng chồng bà đã thiệt mạng trong vụ nổ.

Trong những tuần gần đây, thành phố Kharkiv và khu vực cùng tên liên tục bị tên lửa và bom dẫn đường của Nga tấn công trong khi quân đội Nga tiến hành cuộc tấn công ở phía đông bắc khu vực.

Ông Yaroslav Trofimko, một thanh tra cảnh sát, cho biết: “Không bao giờ có người lính nào ở đây… ngày Chủ Nhật, mọi người lẽ ra phải ở đây để nghỉ ngơi, trẻ em, phụ nữ mang thai, nghỉ ngơi, tận hưởng một cuộc sống bình thường”.

Ông đến hiện trường sau vụ nổ đầu tiên và có mặt ở đó khi vụ tấn công thứ hai xảy ra khoảng 20 phút sau đó.

Ukraine thường xuyên cáo buộc Nga sử dụng đòn tấn công “hai lần” để giết hoặc làm bị thương các nhân viên cấp cứu tại hiện trường xảy ra một cuộc tấn công trước đó.

.

.

.

NHÀ SÁNG LẬP WIKILEAKS ĐƯỢC PHÉP KHÁNG CÁO CHỐNG DẪN ĐỘ CỦA HOA KỲ (Reuters)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Nhà sáng lập Wikileaks được phép kháng cáo chống dẫn độ của Hoa Kỳ

Reuters

20/05/2024

https://www.voatiengviet.com/a/nha-sang-lap-wikileaks-assange-duoc-phep-khang-cao-chong-dan-do-cua-hoa-ky/7619321.html

Cuộc chiến tránh bị dẫn độ sang Hoa Kỳ của người sáng lập WikiLeaks Julian Assange đã nhận được sự ủng hộ to lớn hôm 20/5 khi Tòa án Cấp cao London ra phán quyết rằng những đảm bảo của Hoa Kỳ đối với trường hợp của ông là không thỏa đáng và ông sẽ có một phiên điều trần kháng cáo đầy đủ.

Người biểu tình ủng hộ nhà sáng lập WikiLeaks Julian Assange bên ngoài Tòa án Tối cao London hôm 20/5 để chống lại việc dẫn độ ông sang Mỹ xét xử theo Đạo luật Gián điệp.

Vào tháng 3, Tòa án Cấp cao đã tạm thời cho phép ông Assange, 52 tuổi, kháng cáo dựa trên ba lý do. Nhưng điều này cũng đã cho Hoa Kỳ cơ hội để đưa ra những đảm bảo thỏa đáng rằng họ sẽ không tìm kiếm án tử hình và sẽ cho phép ông tìm cách vận dụng quyền tự do ngôn luận trong Tu chính án thứ nhất tại một phiên xét xử.

Trong một phán quyết ngắn, hai thẩm phán cấp cao cho biết đệ trình của Hoa Kỳ là không đủ và cho biết họ sẽ cho phép tiến hành kháng cáo.

Các luật sư của ông Julian Assange hôm 20/5 nói với Tòa án Cấp cao London rằng người sáng lập WikiLeaks không nên bị dẫn độ sang Mỹ do vụ rò rỉ hàng loạt tài liệu bí mật của Hoa Kỳ vì ông có thể không được dùng quyền tự do ngôn luận của mình.

Hàng trăm người biểu tình đã tụ tập bên ngoài tòa án trước điều có thể là đỉnh điểm của 13 năm đấu tranh pháp lý trước khi khi hai thẩm tuyên bố liệu họ có hài lòng với sự đảm bảo của Hoa Kỳ rằng ông Assange có thể được dùng quyền quy định trong Tu chính án thứ nhất hay không nếu ông bị xét xử vì tội làm gián điệp ở Mỹ.

Đội ngũ pháp lý của ông Assange trước đó nói rằng ông có thể bị đưa lên máy bay trong chuyến bay qua Đại Tây Dương trong vòng 24 giờ kể từ khi có quyết định, nhưng ông cũng có thể được ra tù hoặc lại bị sa lầy trong nhiều tháng của cuộc chiến pháp lý.

Luật sư Edward Fitzgerald của ông nói rằng các thẩm phán không nên chấp nhận sự đảm bảo của các công tố viên Hoa Kỳ rằng ông Assange có thể tìm cách vận dụng các quyền và sự bảo vệ được đưa ra theo Tu chính án thứ nhất, vì tòa án Hoa Kỳ sẽ không bị ràng buộc bởi điều này.

“Chúng tôi cho rằng đây là một sự đảm bảo không thỏa đáng một cách trắng trợn,” vị luật sư này nói trước tòa.

Ông Fitzgerald chấp nhận một đảm bảo riêng rẽ rằng ông Assange sẽ không phải đối mặt với án tử hình, và nói rằng Hoa Kỳ đã đưa ra một “lời hứa rõ ràng là không buộc tội bất kỳ hành vi phạm tội nào.”

Mỹ cho biết những đảm bảo của Tu chính án thứ nhất là đủ.

Ông James Lewis, đại diện cho chính quyền Mỹ, cho biết trong các tài liệu của tòa án rằng sự đảm bảo này “không thể ràng buộc các tòa án”, nhưng các tòa án Hoa Kỳ sẽ “có thông báo chính thức và có hiệu lực trong chừng mực họ có thể thực hiện được đối với lời hứa do bên hành pháp đưa ra”.

Biểu tình kêu gọi TT Biden

Những người biểu tình tụ tập bên ngoài tòa án vào sáng sớm ngày 20/5 với các dải ruy băng màu vàng buộc vào lan can sắt, và cầm biểu ngữ trong khi hô vang “Trả tự do cho Julian Assange”. Các lá cờ viết dòng chữ “#Hãy để ông ấy đi Joe” trong lời cầu xin Tổng thống Mỹ Joe Biden.

Một người biểu tình tên Emilia Butlin, 54 tuổi, nói với Reuters rằng cô muốn thể hiện sự đoàn kết: “Ông [Assange], bằng công việc của mình, đã cung cấp dịch vụ to lớn cho công chúng, thông báo cho họ về những gì chính phủ đang làm dưới danh nghĩa của họ.”

Luật sư Fitzgerald cho biết, vợ của ông Assange, bà Stella đã xuất hiện tại tòa cùng với anh trai và cha của nhà sáng lập WikiLeaks, nhưng ông Assange vắng mặt vì lý do sức khỏe.

WikiLeaks đã công bố hàng trăm nghìn tài liệu quân sự mật của Hoa Kỳ về các cuộc chiến của Washington ở Afghanistan và Iraq – cho thấy những vi phạm an ninh lớn nhất thuộc loại này trong lịch sử quân sự Hoa Kỳ – cùng với hàng loạt điện tín ngoại giao.

Vào tháng 4 năm 2010, họ đã công bố một đoạn video mật cho thấy một cuộc tấn công bằng trực thăng của Mỹ năm 2007 đã giết chết hàng chục người ở thủ đô Baghdad của Iraq, trong đó có hai nhân viên của hãng tin Reuters.

Chính quyền Mỹ muốn đưa ông Assange, sinh ra ở Úc, ra xét xử với 18 tội danh, gần như tất cả theo Đạo luật gián điệp, và nói rằng hành động của ông với WikiLeaks là liều lĩnh, gây tổn hại đến an ninh quốc gia và gây nguy hiểm đến tính mạng của các đặc vụ.

Nhiều người ủng hộ ông Assange trên toàn cầu gọi việc truy tố là một trò hề, một cuộc tấn công vào báo chí và quyền tự do ngôn luận, đồng thời là hành động trả thù vì đã gây ra sự bối rối. Những lời kêu gọi hủy bỏ vụ án đã được các nhóm nhân quyền, cơ quan truyền thông và Thủ tướng Úc Anthony Albanese, cùng với các nhà lãnh đạo chính trị khác đưa ra.

Ông Assange lần đầu tiên bị bắt ở Anh vào năm 2010 theo lệnh truy nã của Thụy Điển về các cáo buộc tội phạm tình dục nhưng sau đó đã bị bãi bỏ.

Kể từ đó, ông bị quản thúc tại gia, ẩn náu trong đại sứ quán Ecuador ở London trong bảy năm và, kể từ năm 2019, bị giam trong nhà tù an ninh hàng đầu Belmarsh trong khi chờ phán quyết dẫn độ gần đây.

Bà Stella đã nói rằng dù kết quả thế nào, bà cũng sẽ tiếp tục đấu tranh cho tự do của chồng mình. Nếu ông Assange được trả tự do, bà nói bà sẽ theo ông đến Úc hoặc bất cứ nơi nào an toàn cho chồng mình. Nếu ông Assange bị dẫn độ, bà cho biết tất cả các bằng chứng tâm thần được đưa ra tại tòa đều kết luận rằng có nguy cơ nghiêm trọng ông sẽ tự tử.

.

.

.

NGA – TRUNG TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC ĐỂ CHỐNG LẠI ẢNH HƯỞNG CỦA MỸ (VOA News)

Tháng Năm 20, 2024

.

.

.

Nga-Trung tăng cường hợp tác để chống lại ảnh hưởng của Mỹ  

VOA News

18/05/2024

https://www.voatiengviet.com/a/nga-trung-tang-cuong-hop-tac-den-chong-lai-anh-huong-cua-my/7616895.html

Tổng thống Nga Vladimir Putin kết thúc chuyến đi hai ngày tới Trung Quốc hôm 17/5 sau khi Bắc Kinh và Moscow tái khẳng định “mối quan hệ chiến lược” bằng cách ký một tuyên bố chung và cam kết hợp tác chống lại áp lực “thù địch và phá hoại” từ Washington.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, phải, và Tổng thống Nga Vladimir Putin, tham dự lễ ký các thoả thuận tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 16/5/2024.

Trong cuộc gặp giữa ông Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nga cho biết Moscow sẵn sàng hợp tác với Bắc Kinh và các nước phía nam toàn cầu khác hướng tới “một thế giới đa cực”, trong khi ông Tập nói hai nước cam kết điều hành quản trị toàn cầu “theo đúng hướng”.

Một số nhà phân tích cho rằng ông Putin và ông Tập đang cố gắng nhấn mạnh rằng mối quan hệ đối tác chặt chẽ giữa Bắc Kinh và Moscow “là một lực lượng có lợi cho hệ thống toàn cầu”.

Ông Philipp Ivanov, nhà phân tích Trung-Nga và là người sáng lập công ty tư vấn Geopolitical Risks + Strategy Practice, nói: “Cả hai nhà lãnh đạo đều muốn nhấn mạnh rằng họ đang tạo ra một môi trường bình đẳng hơn và hệ thống kinh tế và chính trị toàn cầu toàn diện hơn”.

Ngoài việc thách thức trật tự thế giới hiện có do Hoa Kỳ lãnh đạo, ông Putin và ông Tập còn chỉ trích Mỹ và NATO đã tạo ra những tác động tiêu cực đến hòa bình và ổn định khu vực ở vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương bằng cách tạo ra “các nhóm khép kín và độc quyền” cũng như mở rộng sự hiện diện quân sự.

“Trong bối cảnh địa chính trị hiện nay, cần phải nghiên cứu việc thiết lập một hệ thống an ninh bền vững trong không gian Á-Âu dựa trên nguyên tắc an ninh bình đẳng và không thể chia cắt”, theo tuyên bố chung được ông Tập và ông Putin ký.

Một số chuyên gia cho rằng ông Putin và ông Tập coi sự hiện diện quân sự ngày càng tăng của Washington và NATO ở châu Á “như một trò chơi kẻ thắng người thua”. Ông Mathieu Duchatel, giám đốc nghiên cứu quốc tế tại nhóm chính sách Pháp Institut Montaigne nói: “Lý lẻ về cân bằng quân sự rất quan trọng trong quan điểm của họ về trật tự quốc tế và mục tiêu của họ là mạng lưới các liên minh quân sự của Hoa Kỳ”.

Ông nói với đài VOA rằng một trong những mục tiêu của ông Tập và ông Putin nhằm duy trì quan hệ đối tác là “phá hoại” mạng lưới liên minh của Washington ở châu Á.

Giới hạn của Bắc Kinh

Khi Thụy Sĩ chuẩn bị tổ chức hội nghị thượng đỉnh hòa bình dành riêng cho cuộc chiến Ukraine vào tháng tới, ông Tập và ông Putin cũng trao đổi quan điểm về cuộc xung đột đang diễn ra trong cuộc gặp hôm 16/5.

Họ tin rằng chiến tranh nên được giải quyết thông qua một giải pháp chính trị. Trong một bài viết do Tân Hoa Xã của nhà nước Trung Quốc công bố, ông Tập cho biết giải pháp cơ bản cho cuộc chiến là thiết lập “một kiến trúc an ninh mới, cân bằng, hiệu quả và bền vững”.

Ông nói thêm rằng Trung Quốc ủng hộ một hội nghị hòa bình quốc tế “được Nga và Ukraine công nhận vào thời điểm thích hợp với sự tham gia bình đẳng và thảo luận công bằng về tất cả các lựa chọn”.

Ông Putin cho biết Moscow “đánh giá cao” quan điểm khách quan, công bằng và cân bằng của Bắc Kinh trong vấn đề Ukraine và tuyên bố rằng Nga “cam kết giải quyết vấn đề Ukraine thông qua đàm phán chính trị”.

Ông Ivanov nói những nỗ lực hiện tại của Trung Quốc nhằm giúp giải quyết Chiến tranh Ukraine, bao gồm kế hoạch hòa bình 12 điểm được công bố vào tháng 2 năm ngoái, cho thấy Bắc Kinh đang cố gắng tránh đưa ra bất kỳ cam kết nào. Ông nói với VOA rằng kế hoạch hòa bình “là một văn kiện ngoại giao chứ không phải là bất kỳ chiến lược thực chất nào để Trung Quốc tham gia giải quyết cuộc chiến này”.

Vì cả Nga và Ukraine đều không sẵn sàng đàm phán, ông Ivanov nghĩ rằng Trung Quốc không thể làm gì nhiều để giúp chấm dứt chiến tranh. “Tôi chưa thấy bất kỳ bước đi cụ thể nào từ Trung Quốc trong việc cố gắng giải quyết cuộc chiến. Tôi nghi ngờ về hội nghị hòa bình của Thụy Sĩ và kế hoạch hòa bình của Trung Quốc”, ông nói.

Thiếu áp lực hiệu quả đối với Trung Quốc

Cuộc gặp giữa ông Tập và ông Putin diễn ra sau chuyến đi 5 ngày của Tập Cận Bình tới châu Âu, trong đó một số nhà phân tích cho rằng Bắc Kinh đang cố gắng lợi dụng sự mất đoàn kết trong Liên hiệp châu Âu.

Chuyến đi này cũng tiếp theo những cảnh báo lặp đi lặp lại từ Hoa Kỳ về những hậu quả tiềm tàng của việc Bắc Kinh tiếp tục hỗ trợ cho cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.

Trong cuộc họp báo hôm 16/5, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Vedant Patel nói với các nhà báo rằng Trung Quốc không thể hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga đồng thời cố gắng cải thiện quan hệ với phương Tây.

Ông nói: “Họ không thể có cả hai cách và muốn có mối quan hệ [tốt hơn] với châu Âu và các nước khác, đồng thời tiếp tục gây ra mối đe dọa lớn nhất đối với an ninh châu Âu trong một thời gian dài”.

Một số chuyên gia cho rằng quyết định của Trung Quốc duy trì quan hệ đối tác với Nga phản ánh niềm tin của Bắc Kinh rằng những cảnh báo của phương Tây về các chế tài tiềm tàng đối với các thực thể Trung Quốc hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga có thể không thành hiện thực.

Ông Ja Ian Chong, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Quốc gia Singapore, nói với VOA qua điện thoại: “Tôi nghĩ Bắc Kinh tin rằng châu Âu không thể làm được gì nên họ đang yêu cầu châu Âu tiết lộ kế hoạch”.

Theo quan điểm của ông, Mỹ có vẻ nghiêm túc hơn trong việc áp đặt các chế tài thứ cấp tiềm tàng đối với các thực thể Trung Quốc trong khi Liên hiệp châu Âu đang nỗ lực xác định phản ứng của họ trước sự hỗ trợ của Bắc Kinh dành cho Moscow.

Một lộ trình đi lên của quan hệ đối tác

Xem xét những cảnh báo liên tục của Washington về việc chế tài các thực thể Trung Quốc hỗ trợ các nỗ lực chiến tranh của Nga, ông Ivanov nói ông Putin sẽ cố gắng bảo vệ mối quan hệ kinh tế của Nga với Trung Quốc thông qua chuyến thăm của ông.

Ông nói với đài VOA: “Tôi khá tin tưởng rằng sẽ có một cuộc thảo luận tích cực về cách né tránh các biện pháp trừng phạt, và chúng ta có thể sẽ thấy nhiều giao dịch và hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra qua các nước thứ ba, chẳng hạn như các nước ở Trung Á”. Ông nói thêm là mục tiêu của Trung Quốc và Nga là xây dựng một hệ thống địa kinh tế “miễn nhiễm với các chế tài và kiểm soát xuất khẩu của phương Tây”.

Bất chấp nỗ lực của các nước phương Tây nhằm gây áp lực hoặc thuyết phục Trung Quốc ngừng hỗ trợ Nga, hai ông Ivanov và Duchatel cho biết Bắc Kinh sẽ tiếp tục duy trì quan hệ đối tác với Moscow.

Ông Duchatel nói với VOA: “Không có dấu hiệu nào cho thấy khả năng của Nga tiếp cận công nghệ lưỡng dụng của Trung Quốc đã bị giảm sút nghiêm trọng và không có hành động nào từ Trung Quốc cho thấy cam kết hỗ trợ Nga giảm sút”.

Ông Ivanov cho biết mặc dù có thể có một số bất đồng giữa Trung Quốc và Nga, nhưng định hướng chung cho mối quan hệ đối tác của họ đang “có xu hướng đi lên”. Ông nói: “Tôi không nghĩ Mỹ hay châu Âu có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến tiến trình quan hệ đối tác Trung-Nga vào lúc này”.

.

.

.