Archive for Tháng Chín, 2011

FBI KÊU GỌI CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỊ NẠN HỢP TÁC CHỐNG GIÁN ĐIỆP CSVN

Tháng Chín 15, 2011

 

 

 

 

 

 

 

FBI kêu gọi Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Hải Ngoại hợp tác tiêu diệt Gián Điệp nằm vùng của CSVN


BẤM : http://3.bp.blogspot.com/-YwaqMKC_J2c/TnF2bfz93II/AAAAAAAAZfA/sMKQcZSrgiU/s1600/image001.jpG 
.
.
.

 

CON ÔNG TRƯƠNG VĂN SƯƠNG KHÔNG ĐƯỢC NHẬN XÁC CHA (Người Việt)

Tháng Chín 15, 2011

 

Con ông Trương Văn Sương không được nhận xác cha

Người Việt

Wednesday, September 14, 2011 4:42:34 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137112&z=2

 

SÓC TRĂNG (NV) – Tù nhân bất khuất Trương Văn Sương đã được chôn ở chân núi Ba Sao gần nhà tù Nam Hà
hôm Thứ Ba, 13 tháng 9, bất chấp lời yêu cầu của các con trai ông là xin hỏa táng rồi mang về quê nhà.

 

Hai người con trai, Trương Quang Dũng (trái) và Trương Tấn Tài (phải) đứng trước mộ mới đắp của ông Trương Văn Sương ở chân núi Ba Sao tỉnh Nam Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/137112-VN_TruongVanSuong_2ConTruocMo-400.jpg
Anh Trương Quang Dũng, con trai lớn của ông Sương, từ Nam Hà về tới nhà ở thành phố Sóc Trăng, cho báo Người Việt hay như vậy vào buổi tối (giờ Việt Nam) hôm Thứ Tư.
Ông Trương Văn Sương qua đời hôm Thứ Hai, 12 tháng 9, sau gần một tháng bị buộc quay trở lại trại tù Nam Hà, miền Bắc Việt Nam.

Anh Trương Quang Dũng kể lại đám tang của cha mình cho biết: “Xác ba con để ở nhà xác bên hông nhà thương ở Phủ Lý. Họ đã liệm hết rồi.

Con xin đừng mổ tử thi để ba con chết toàn thây mà người ta nói cái này luật của trại. Họ nói anh em con ký tên xác nhận mổ tử thi nhưng anh em con không chấp nhận. Con nói nếu là luật của trại thì trại mổ, còn chúng tôi không chấp nhận.”

Anh Dũng mang theo bộ quần áo vét tông mới để thay cho bộ đồ tù của cha anh nhưng không được chấp thuận cho thay.
“Người ta chỉ cho mở cái nắp phía trên có lỗ nhỏ có kiếng chừng một tấc vuông, nhìn thấy mặt ba con chớ không được ngó thấy tất cả. Con rờ mặt ba con một chút rồi nhét 2 bộ đồ mang theo cho ba con vào cái lỗ đó chớ không được mở hẳn nắp quan tài. Người ta đậy lại rồi bắt chở đi chôn liền. Mọi chuyện họ đã làm sẵn hết trơn rồi, không có cầu an cầu siêu gì cho ba con được.”

 

Hai người con bên cạnh quan tài ông Trương Văn Sương ở nhà xác bệnh viện Phủ Lý, tỉnh Nam Hà. (Hình: Gia đình cung cấp)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/137112-VN_TruongVanSuong_2Convaquantai_2-400.jpg

Theo anh kể, chiếc xe chở quan tài ông Sương từ nhà xác của bệnh viện Phủ Lý đi thẳng đến chân núi Ba Sao, gần nhà tù, nơi các tù nhân chết được chôn ở đây.

“Mười mấy người ở tù chung với ba con tới xe hạ quan tài ba con xuống rồi chôn liền.” Anh nói.

Theo anh Dũng, công an không đưa cho anh giấy tờ gì về cái chết của ba anh mà “chỉ đưa tờ giấy nói khen ngợi sự nhân đạo của nhà tù cùng với một triệu đồng.”

Anh Dũng kể: “Chôn ba con xong, con tính vào trong trại xin nhìn chỗ ở của ba con và lấy các đồ kỷ niệm của ba con. Nhưng họ nói tới đó xa xôi lắm, tới không được đâu. Họ chỉ dụ chúng con làm tờ cam kết cán bộ đối xử với ba con tốt này kia kia nọ, rồi đưa cho anh em con một triệu đồng coi như cảm tình của trại vậy đó. Biểu con ký thì con nói không biết chữ nên không ký. Còn em con ký nói trại lo lắng này nọ cho ba con thì em con ký, tội nghiệp mấy người tù phải đào huyệt rồi chôn ba con.”

Theo lời anh Dũng, anh có xin đem hài cốt của cha về, cuộc đấu tranh gần hai tiếng đồng hồ, nhưng họ nói đã sắp đặt hết rồi. Luật của trại từ xưa tới nay ai chết cũng phải chôn ở đây. Ba năm sau xin phép địa phương, có được chấp nhận thì cho mang hài cốt về quê.

“Chúng con có xin đem xác hỏa táng thì họ nói khéo là đã đào huyệt xong hết trơn rồi. Anh ra tới đây lại đòi đem thiêu, nói riết một hồi cũng dứt khoát là không cho.”

Vẫn theo lời kể của anh Dũng, Luật Sư Nguyễn Văn Ðài (người từng ở tù chung phòng với ông Sương hơn một năm) đặt một vòng hoa mang theo nhưng bị cấm đi theo. Luật Sư Ðài muốn đưa tới một mục sư để cầu nguyện cho ông Sương cũng không được.

“Tất cả cái gì chúng con muốn đều không được mà tất cả đều là sự sắp xếp của trại hết. Họ chỉ cho con thắp nhang rồi nhìn mặt cha là hết,” anh Dũng nói.
Theo lời kể của anh Dũng, trước khi bị bắt đi, ông Trương Văn Sương như linh cảm mình không còn cơ hội trở lại với các con và các cháu nên nói rằng: “Ba đi chuyến này, ba năm sau con tới lấy hài cốt mang về.”

Theo lời anh, trước khi chết, ông Sương có viết một bức thư về cho các con.

Thư chưa kịp gửi đi thì ông chết. Nhà tù có đưa cho anh lại bức thư này, chỉ là thư thăm hỏi.

“Nội dung bức thư là khuyên răn con cái lo làm ăn, lo cho gia đình.”

Quan tài ông Trương Văn Sương được các bạn tù khiêng tới huyệt mộ. (Hình: Gia đình cung cấp)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/137112-VN_TruongVanSuong_DiChuyenLinhCuu-400.jpg
Ông Trương Văn Sương 68 tuổi, nguyên là một trung úy thuộc Ðịa Phương Quân VNCH, bị kết án tù chung thân năm 1983 khi từ Thái Lan về Việt Nam lập chiến khu phục quốc cùng trong nhóm với các ông Lê Quốc Túy, Mai Văn Hạnh. Trước đó, khi miền Nam sụp đổ, ông bị bắt đi tù “cải tạo” 6 năm rồi vượt biên sang Thái Lan.

Trong nhà tù, ông nổi tiếng là một tù nhân bất khuất, từng cầm đầu các cuộc đấu tranh hay tuyệt thực chống sự hà khắc của nhà tù. Các thành quả mà tù nhân ở nhà tù Ba Sao được đối xử bớt hà khắc hơn trước cũng là nhờ sự đấu tranh can đảm của những người như ông Sương. Vì vậy, ông đã bị biệt giam và cùm rất nhiều lần.

Những năm sau này, ông bị bệnh hở van tim, sức khỏe cạn kiệt gần chết thì được cho về nhà tạm một năm để chữa bệnh từ giữa tháng 7, 2010. Hết hạn thì bị buộc quay lại nhà tù Ba Sao và chỉ ba tuần lễ sau thì lên cơn đau tim và qua đời. Con ông đã làm giấy bảo lãnh xin cho ông được tiếp tục chữa bệnh nhưng bị từ chối.

Tổng cộng, ông đã ở trong nhà tù cộng sản hai lần với gần 34 năm. (TN)
———————————————-

Người hùng bất khuất Trương Văn Sương… [Update 14-9]

Quốc Tế lên án csVN trước cái chết của Tù nhân chính trị hơn 33 năm Trương Văn Sương

Trại giam Nam Hà: csVN vừa gây thêm một nợ máu. Cựu sỹ quan QL VNCH Trương Văn Sương đã qua đời chỉ sau 25 ngày bị áp tải trở lại tù

 

.

.

.

 

HỒ SƠ WIKILEADS (8) : Phiên tòa ‘đi ngang về tắt’ (Hà Giang/Người Việt)

Tháng Chín 15, 2011

 

HỒ SƠ WIKILEADS (8) : Phiên tòa ‘đi ngang về tắt’

Hà Giang/Người Việt

14-9-2011

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137113&z=321

 

Vụ xử Lê Công Ðịnh, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức

 

WESTMINSTER – Tài liệu do Wikileaks công bố cho thấy bề nổi cũng như nguyên nhân sâu xa của những vụ xử các nhà dân chủ, diễn ra tại Việt Nam hồi đầu tháng 10, 2010.

 

“Phiên Tòa Trình Diễn” xử 4 nhà dân chủ tại Sài Gòn ngày 20 tháng 1, 2010. Từ phải qua trái: Luật sư Lê Công Ðịnh, Kỹ sư Lê Thăng Long, Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung và Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức. (Hình: Vietnam News Agency via Reuters)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/137113-PhienXu4NhaDanChu-400.jpg

Tài liệu cho thấy, giới ngoại giao Hoa Kỳ tại Hà Nội và Sài Gòn nắm rõ, nếu không muốn nói là rất rõ, những chi tiết liên quan đến các vụ xử này.

Không biết vì sự “hiểu quá rõ” này, hay vì nội dung được xếp hạng là “mật” (confidential), mà một công điện gửi từ tòa lãnh sự Sài Gòn về Washington D.C. cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, trong tháng 1 năm 2010, tường trình về phiên tòa xử 4 nhà dân chủ, có lối viết rất thẳng thừng, nhuốm phần mỉa mai, châm biếm.

 

“Phiên tòa trình diễn”

 

Sự mỉa mai của công điện bắt đầu ở ngay cái tựa, qua cách mà người viết bản tường trình đặt tên cho buổi xử án: “‘Phiên Tòa Trình Diễn’ Xử Những Nhà Dân Chủ Ðã Làm Nổi Bật Những Thách Thức Trong Việc Quảng Bá Nhân Quyền tại Việt Nam.”

Phần tóm lược của công điện viết: “Phiên tòa xét xử 4 nhà hoạt động dân chủ, trong đó có luật sư nổi tiếng, từng được học bổng Fulbright, Lê Công Ðịnh, nhà đấu tranh và blogger Nguyễn Tiến Trung, khai diễn và kết thúc cùng ngày, vào hôm 20 tháng 1, tại thành phố Hồ Chí Minh.”

“Cả 4 người bị kết tội ‘tìm cách lật đổ chính quyền,’ lãnh án từ 5 đến 16 năm tù, cộng thêm nhiều năm quản thúc. Trong khi phán quyết kéo dài chỉ sau 15 phút xét xử của tòa, điều chẳng ai ngạc nhiên, phiên-tòa-một-ngày này cho chúng ta một dẫn chứng rành rành về cách chính phủ và đảng CSVN biến việc bày tỏ chính kiến một cách ôn hòa thành một tội hình sự.”

“Luật sư Lê Công Ðịnh thú nhận đã gia nhập một đảng không-cộng-sản (và do đó, theo quy định của pháp luật Việt Nam, thì (ông) đã có hành vi chống chính quyền, nhưng ông thừa nhận đã không làm bất cứ điều gì sai trái).”

“Bản tuyên bố chỉ trích phiên xử một cách gay gắt, do vị tổng lãnh sự tham dự phiên tòa đưa ra, đã được truyền thông quốc tế phổ biến rộng rãi, nhưng không tờ báo Việt Nam nào đưa tin.”

 

Ngoài Luật sư Lê Công Ðịnh và Blogger Nguyễn Tiến Trung, phiên tòa còn xử 2 nhà dân chủ khác là ông Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức. Tất cả 4 người, theo bản tường trình, đều bị kết tội một cách chóng vánh, qua một phiên tòa vi phạm nhiều thủ tục tố tụng.

“Với tốc độ ‘nhanh như chớp’ và việc nhất định không xét đến nhiều cáo buộc hành hạ tù nhân, ngụy tạo bằng chứng, bắt phải nhận tội, phiên tòa cho thấy rõ Việt Nam còn lâu mới có được một ngành tư pháp chuyên nghiệp và độc lập.” Công điện viết.

 

Mô tả diễn tiến của phiên tòa, công điện dùng cụm từ “A Short Road to Guilty” (tạm dịch: Một Bản Án Ði Bằng Lối Tắt) và ghi rõ:

“Phần lớn thời giờ của phiên tòa kéo dài 10 tiếng đồng hồ này được dành cho việc đọc đi đọc lại, những 3 lần, gần như nguyên văn, một bản văn dài lê thê kết tội 4 bị cáo. Bản văn này, được đọc lần đầu tiên, lúc phiên tòa vừa khai mạc, như bản cáo trạng; lần thứ nhì được đọc như cáo buộc theo kết quả điều tra; và lần thứ ba được đọc như lời kết tội chính thức của tòa.”

“Sau thủ tục này, các thẩm phán bàn luận chỉ 15 phút trước khi kết án 4 bị cáo.”

 

Một đoạn của công điện nêu lên đặc điểm của bản cáo trạng, như sau:

“Trọng tâm của bản cáo trạng cáo buộc các bị can thành lập một nhóm có tên là ‘Nhóm nghiên cứu Chấn’ với mục đích ‘lật đổ chính quyền.’ Mặc dù thế, bản cáo trạng không hề cho biết nhóm đã thực hiện hoặc chuẩn bị cho bất cứ hành vi bạo động nào, hay khuyến khích người khác có những hành động như vậy. Thay vào đó, các công tố viên cáo buộc Trần Huỳnh Duy Thức, trong vai trò lãnh đạo của nhóm, đã tuyên bố rằng năm 2010 đánh dấu sự khởi đầu việc Chủ Nghĩa Cộng Sản bị sút giảm hỗ trợ của quần chúng, và đến năm 2020, đảng CSVN sẽ mất quyền kiểm soát đất nước vì càng ngày người ta càng đòi hỏi sự mở rộng nhân quyền và một chế độ dân chủ đa đảng.”

 

Khiếm khuyết nghiêm trọng

 

Nhận định rằng phiên tòa nói trên là biểu hiện của một “tiến trình (pháp lý) khiếm khuyết nghiêm trọng” (a deeply flawed process), công điện đơn cử việc ông Trần Huỳnh Duy Thức, ngay từ đầu phiên xử, đã yêu cầu “thay thế toàn bộ thẩm phán và công tố viên bằng một đội ngũ khách quan hơn, lý do là vì tất cả những người này là đảng viên đảng CSVN, một vế của việc tranh tụng, mà ông thì bị buộc tội âm mưu lật đổ chính quyền và đảng.”

“Sau khi yêu cầu của ông bị khước từ,” công điện viết tiếp: “Khi Trần Huỳnh Duy Thức yêu cầu hủy bỏ cáo buộc vì trong tù ông đã bị truy bức, nhục hình để ép nhận tội, người công an tòa án ngồi phía sau lưng ông bật đứng dậy để quản thúc ông, nhưng quan tòa vẫy tay ra hiệu cho công an ngồi xuống. Tuy nhiên, sau đó, những gì ông nói bị át đi bởi sự nhiễu sóng.”

 

Cũng theo công điện, ông Lê Thăng Long, tương tự Trần Huỳnh Huy Thức, khai rằng mình đã bị tra tấn, ép cung, nhưng “lời khai của ông luôn bị các thẩm phán cắt ngang,” hoặc microphone không phát tiếng.

 

Ngoài ra, công điện cho biết, trong suốt phiên tòa, cả hai ông Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Huy Thức liên tục khai rằng các tài liệu, chứng cớ dùng để buộc tội họ đều đã bị sửa đổi, hay giả mạo.

 

Sự tham dự của giới truyền thông báo chí trong phiên tòa được xem là phiên xử công cộng cũng có nhiều đặc điểm đáng ghi nhận. Công điện viết: “Không phóng viên hay người quan sát nào được vào phòng xử, một số ít người quan sát ngoại quốc được cho phép ngồi xem trước một máy truyền hình được đặt trong một căn phòng phía ngoài phòng xử. Tổng Lãnh Sự, Ðại Sứ Liên Hiệp Âu Châu và Ðan Mạch, và một số chính khách Canada và Úc là những nhà ngoại giao ngoại quốc duy nhất được chứng kiến phiên xử.”

“Ba phóng viên ngoại quốc của AP, Reuters và AFP, và một phóng viên người Việt Nam làm việc cho hãng tin DPA của Ðức, và khoảng 30 phóng viên của báo chí Việt Nam cũng có mặt. Phóng viên ngoại quốc bị cấm không được mang theo điện thoại cầm tay, máy ảnh hay bất cứ dụng cụ điện tử nào, trong khi đó phóng viên của báo chí nhà nước không bị giới hạn nào.”

 

Tại sao sự giới hạn chỉ áp dụng cho phóng viên ngoại quốc? Công điện giải thích: “Làm như vậy, không một hình ảnh hay âm thanh nào về những hành vi sai trái của các quan chức trong phiên xử được ghi lại. Trong quá trình tố tụng, nhiều lúc âm thanh bị tắt ngúm, hay bị át đi vì nhiễu sóng ngay khi các luật sư bào chữa bắt đầu cất tiếng để tranh cãi.”

Công điện cũng đơn cử việc microphone bị im tiếng trong phần phát biểu của Blogger Nguyễn Tiến Trung, và trong phần tranh cãi rất hùng hồn của Luật sư Triệu Quốc Mạnh, bào chữa cho ông Trần Huỳnh Duy Thức.

 

Cái tội dân chủ

 

Sự mỉa mai châm biếm của công điện càng trở nên rõ hơn ở đoạn có tựa “Bị Kết Cái Tội Dân Chủ,” mở đầu bằng đánh giá việc nhận tội của Luật sư Lê Công Ðịnh: “Trong khi Lê Công Ðịnh đã nhận tội trong một khuôn khổ rõ ràng là của một thỏa thuận được điều đình rất cẩn thận để đạt được sự giảm án, ngôn từ của Ðịnh trong việc nhận tội vô cùng sâu sắc và đầy hàm chứa.”

“Ðịnh tuyên bố rằng ông không có lời bào chữa, vì ông không làm gì để phải cần bào chữa. Thay vào đó, ông chỉ đơn giản thừa nhận rằng, theo Hiến Pháp Việt Nam, Ðảng Cộng Sản Việt Nam là đảng duy nhất và vĩnh viễn có quyền lãnh đạo đất nước. Vì đảng Dân Chủ Việt Nam, mà Ðịnh đã gia nhập, kêu gọi tiến trình đa đảng cho Việt Nam, cho nên, trước pháp luật Việt Nam, Ðịnh phạm tội theo điều 79 của Bộ Luật Hình Sự. Ngoài việc thừa nhận gia nhập đảng Dân Chủ Việt Nam, Ðịnh không nhận mình có tội gì khác.”

 

Công điện kết luận: “Dù xét theo ngôn từ nhận tội rất khéo léo của Lê Công Ðịnh, hay bản cáo trạng dài lê thê của công tố viện, người ta cũng phải đi đến một kết luận: Bởi vì theo Hiến Pháp Việt Nam, đảng CSVN là đảng duy nhất được nắm quyền, cho nên bất cứ ai bàn luận gì đến dân chủ, hay cổ động cho việc dân chủ hóa Việt Nam, đều phạm tội, một trọng tội mà hình phạt là nhiều năm dài tù tội, thậm chí có thể phải chịu án tử hình.”

 

Ðón đọc: Trung Quốc ảnh hưởng lên Ðảng Cộng Sản Việt Nam ra sao?

 

Liên lạc tác giả: HaGiang@nguoi-viet.com

 

——————————-

 

 

HỒ SƠ WIKILEAKS  (Người Việt) 

 

Bắt đầu từ ngày 08 tháng 09, Người Việt khởi đăng công điện ngoại giao của Hoa Kỳ liên quan tới Việt Nam, bị lộ ra trong vụ Wikileaks.

 

HỒ SƠ WIKILEAKS (7) : Thiền Sư Nhất Hạnh từng phê phán chính quyền (Người Việt)

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/ho-so-wikileaks-7-thien-su-nhat-hanh.html

 

HỒ SƠ WIKILEAKS (6): Tướng Kỳ từng bị Nguyễn Tấn Dũng chặn đường về

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/ho-so-wikileaks-6-tuong-ky-tung-bi.html

 

HỒ SƠ WIKILEAKS (5): RFA nói về Hồ Chí Minh, Việt Nam phản đối với Mỹ

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/ho-so-wikileaks-5-rfa-noi-ve-ho-chi.html

 

HỒ SƠ WIKILEAKS (4): ‘Đường Lưỡi Bò’ thiếu chứng cứ lịch sử – ngoại giao Mỹ nhận định

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/ho-so-wikileaks-4-uong-luoi-bo-thieu_12.html

 

HỒ SƠ WIKILEAKS (3): Tổng lãnh sự: Ðiếu Cày bị vu cáo

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/ho-so-wikileaks-3-tong-lanh-su-ieu-cay.html

 

HỒ SƠ WIKILEAKS (2) – Vatican ép TGM Ngô Quang Kiệt từ chức

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/ho-so-wikileaks-2-vatican-ep-tgm-ngo.html

 

HỒ SƠ WIKILEAKS (1): Tô Huy Rứa: Thủ cựu, thân Phiêu, chống Kiệt, ‘bad boy’

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/ho-so-wikileaks-1-to-huy-rua-thu-cuu.html

 

.

.

.

BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG QUỐC XÂM LƯỢC, PHẢN ĐỐI CÔNG HÀM 1958 & ĐẢNG CSVN

Tháng Chín 15, 2011

 

Biểu tình chống Trung Quốc xâm chiếm Việt Nam

Ðỗ Dzũng/Người Việt

Wednesday, September 14, 2011 8:36:47 PM
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/?a=137126&z=3

 

‘Phải chấm dứt đại thảm họa này’

 

WESTMINSTER (NV) – “Phải chấm dứt đại thảm họa này. Chúng ta phải chặn đứng chiến lược xâm lăng của Trung Cộng và hành động bán nước của chính quyền Cộng Sản Việt Nam và mang lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho người dân.”

 

Cuộc biểu tình “chống Trung Quốc xâm lược và chính quyền Việt Nam bán nước,” tổ chức tại Tượng Ðài Việt Mỹ, Westminster. (Hình: Dan Huynh/Người Việt)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/137126-BieuTinh-1-400.jpg

 

Ðó là lời phát biểu của Hòa Thượng Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo GHPGVNTNHN kiêm viện chủ chùa Ðiều Ngự, tại cuộc biểu tình và văn nghệ “Thắp Sáng Niềm Tin” tổ chức tại Tượng Ðài Việt Mỹ, Westminster, hôm Thứ Tư.

Hòa thượng nói tiếp trước hàng ngàn đồng hương hướng về bàn thờ đặt dưới chân tượng đài, hai bên là nhiều lá cờ Việt-Mỹ bay phất phới: “Trong đêm ‘Thắp Sáng Niềm Tin’ hôm nay, tôi xin cầu nguyện tất cả chúng ta có sức mạnh để cùng với người dân trong nước ngăn chặn đại thảm họa này.”

Ngay sau khi hòa thượng kết thúc, mọi người cùng hô lớn: “Ðả đảo Trung Cộng xâm lăng. Ðả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước.”

 

Trong không khí rất hào hùng và trang nghiêm, từng đại diện trong cộng đồng lên phát biểu nói lên sự phản đối Trung Quốc và chính quyền Việt Nam.

Ông Nguyễn Văn Liêm, trưởng ban tổ chức, nói: “Hôm nay chúng ta tập trung tại đây để phản đối ngoại xâm và nội thù. Ngoại xâm là Trung Quốc và nội thù là chính quyền Việt Nam bán nước. Chúng ta muốn nói cho cả thế giới biết rằng Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam.”

“Trung Quốc không thể dùng bạo lực để xâm lấn Việt Nam vì quốc tế không chấp nhận hành động này. Còn chính quyền Việt Nam thì ‘cõng rắn cắn gà nhà’ bằng Công Hàm 1958 và Hiệp Ước 1999,” ông Liêm nói tiếp. “Lịch sử cho thấy không có cường quyền nào bán nước mà tồn tại.”

Ông nhấn mạnh: “Tôi muốn nhắn nhủ với người dân trong nước hãy xuống đường phản đối Trung Quốc cướp nước, lật đổ chế độ độc tài, giống như người dân Bắc Phi. Người Việt hải ngoại hãy tiếp lửa để trong nước lật đổ bạo quyền. Chỉ có tự do mới bảo vệ được chủ quyền. Chúng tôi cực lực lên án Trung Quốc và nhà cầm quyền Việt Nam.”

“Hoan hô người Việt yêu nước can đảm ở quê nhà,” mọi người đồng thanh hô lớn. “Trung Cộng hãy cút khỏi Việt Nam.”

 

Ông Phan Kỳ Nhơn, đại diện giới cao niên, nói: “Ðứng trước hiểm họa mất nước, hải ngoại chúng ta làm gì? Người cao niên như chúng tôi rồi cũng ra đi theo thời gian. Tuổi trẻ sẽ thay thế, nhưng không có nghĩa là chúng tôi an nhàn hưởng thụ. Thưa quý đồng hương, đối với chúng tôi, còn sức là còn đấu tranh cho tới giây phút cuối cùng.”

Ðại diện cựu chiến binh QLVNCH, ông Phan Tấn Ngưu, chủ tịch Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, khẳng định vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu như trước đây “vì sự tồn vong của tổ quốc và dân tộc Việt Nam.”

Ông nói: “Tinh thần của người chiến sĩ VNCH đã tạo biết bao chiến công hiển hách. Ngày nay, trước đại họa ngoại xâm, chúng tôi muốn chuyển đến tất cả mọi người cái tinh thần tối thượng đó.”

 

Anh Billy Lê, chủ tịch Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam Nam California, đại diện giới trẻ phát biểu: “Tuổi trẻ là sức mạnh cộng đồng. Chúng tôi mong được dạy dỗ để vận động và tạo sức mạnh liên kết cùng nhau thay đổi xã hội.”

Tại cuộc biểu tình, nhiều biểu ngữ được treo và cắm khắp nơi, mang các hàng chữ, bằng tiếng Anh và tiếng Việt, như “Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam,” “Ðả đảo Trung Cộng chiếm Tây Nguyên…”

 

Ở một góc khác là những biểu ngữ có hình minh họa rất sống động. Một tấm vẽ hình đầu bò thò lưỡi đỏ ra, nhưng bị một cái kéo cắt, với hàng chữ “The Crazy Cow Made in China, Stop Invading Vietnam.”

Một biểu ngữ khác viết: “Gởi đồng bào quốc nội, giờ lịch sử đã điểm, hãy nắm lấy thời cơ, nhân dân Việt Nam sẽ thắng. Hoan hô Tunisia và Ai Cập. Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.”

Một biểu ngữ treo cao, có hình một con khủng long đỏ, nuốt nước Việt Nam hình chữ “S” màu vàng vào bụng, nhưng bị bốn hỏa tiễn đâm vào. Những hỏa tiễn này có tên “Mainland Vietnamese,” “Overseas Vietnamese,” “Justice” và “Democracy Activists.”

Một tấm khác vẽ hình Ngô Quyền chỉ ra biển khơi, có chiếc tàu mang lá cờ VNCH, kèm theo hàng chữ “Hãy đứng lên để bảo vệ tổ quốc.”

Tại bàn thờ là một quả bong bóng khổng lồ màu vàng, phía dưới là một biểu ngữ dài, một bên là cờ VNCH, bên kia là hàng chữ Anh-Việt “Red China Stop Invading Vietnam. Communists Are Traitors.”

Nhiều người tham dự mặc những chiếc áo thun màu xanh có hàng chữ “4000 năm chưa một lần khuất phục,” “Việt Cộng bán nước, Tàu Cộng cướp nước” và “Ðáp lời sông núi,” tên của một bài hát do nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác và được nhiều người biết đến qua phong trào chống Trung Quốc gần đây.

Mặc dù là một ngày thường, nhiều người bận đi làm, đông đảo đồng hương vẫn có mặt để cùng nhau bày tỏ quan điểm của họ.

 

 

“Ðả đảo Trung Cộng xâm lăng. Ðả đảo Cộng Sản Việt Nam bán nước.” (Hình: Dan Huynh/Người Việt)

http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/articlefiles/137126-BieuTinh-2-400.jpg

 

Ông Minh Trường Sơn, từ San Jose xuống, cho biết: “Tôi đến đây hôm nay vì tôi không thể tha thứ cho hành động bán nước của Cộng Sản. Phải giành lại Hoàng Sa và Trường Sa. Tất cả người Việt phải đồng lòng.”

 

Bà Hoa Bùi, cư dân Westminster, rất khâm phục ban tổ chức qua sự kiện quan trọng này.

Bà nói: “Tôi rất khâm phục các ông tổ chức và tôi cũng ủng hộ tinh thần người Việt chống Trung Quốc.”

Ðược biết, cuộc biểu tình hôm Thứ Tư là bắt đầu của một loạt các cuộc biểu tình và xuống đường của người Việt hải ngoại, nhân dịp đúng 53 năm Công Hàm 1958.

 

Ngày 14 Tháng Chín năm 1958 là ngày cố Thủ Tướng Phạm Văn Ðồng của Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (miền Bắc Việt Nam) ký công hàm “ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 Tháng Chín, 1958 của chính phủ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

Trước đó, một phần bản tuyên bố của Trung Quốc được ghi như sau: “Bề rộng lãnh hải của nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa là 12 hải lý. Ðiều lệ này áp dụng cho toàn lãnh thổ nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Ðài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác trên biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Ðông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

Tên gọi “Tây Sa” chính là quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1974 từ tay chính phủ Việt Nam Cộng Hòa.

Còn quần đảo Nam Sa là Trường Sa, cũng do Việt Nam kiểm soát, nhưng bị Trung Quốc đánh chiếm một phần năm 1988 trong trận hải chiến Gạc Ma.

 

Ðược biết, cuộc biểu tình tại Tượng Ðài Việt Mỹ do hơn 75 hội đoàn phối hợp tổ chức, chương trình văn nghệ do ca sĩ Trung Tâm Asia phụ trách cùng với nhóm Tù Ca Xuân Ðiềm. Chương trình do hai đài truyền hình SBTN và SET-TV trực tiếp truyền hình.

 

Ngoài cuộc biểu tình ở Westminster, nhiều nơi khác cũng có biểu tình với mục đích tương tự theo lịch trình như sau:

 

Thứ Tư, 14 Tháng Chín

-Tại San Francisco, thông báo do ông Nguyễn Phú, thay mặt ban tổ chức, ký gởi ra hôm 3 Tháng Chín, cho biết: “Hội Ái Hữu HO San Francisco phối hợp cùng một số tổ chức hội đoàn tại Bắc California đứng ra tổ chức cuộc biểu tình vào lúc 11 giờ sáng tại Tổng Lãnh Sự Việt Nam, 1700 California St., Suite 403, San Francisco, CA 94109. Sau đó, đoàn biểu tình sẽ tuần hành tiến về Tổng Lãnh sự Trung Quốc trên đường Geary.”

-Cộng đồng Việt Nam tại Toronto, Canada, biểu tình từ 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều tại tòa Tổng Lãnh Sự Trung Quốc, 250 St. George Street.

-Tám hội đoàn ở San Diego tổ chức biểu tình lúc 5 giờ chiều, tại trụ sở Hiệp Hội Người Việt San Diego, 7833 Linda Vista Road, San Diego, CA 92111.

-Tại San Jose, cộng đồng Việt Nam sẽ có một cuộc mít tinh trước tòa thị chính thành phố vào lúc 6 giờ chiều “để phản đối bọn bạo quyền và đảng cộng sản Việt Nam đã cam tâm dâng công hàm bán nước.”

-Tại Pháp, cộng đồng Việt Nam tổ chức biểu tình từ 4 giờ chiều đến 7 giờ tối trước Tòa Ðại Sứ Việt Nam, Paris.

 

Thứ Bảy, 17 Tháng Chín

-Tại Seattle, Liên Minh Người Việt Quốc Gia Vùng Tây Bắc Mỹ tổ chức biểu tình từ 10 giờ 30 sáng đến 2 giờ 30 chiều tại Henry M Jackson Federal Building, 915 Second Avenue (giữa Madison và Marion).

-Cộng Ðồng Người Việt Hoa Thịnh Ðốn và Vùng Phụ Cận tổ chức biểu tình lúc 11 giờ sáng trước Tòa Ðại Sứ Trung Quốc, 3505 International Place NW, Washington, DC 20008, và lúc 1 giờ chiều trước Văn Phòng Hành Chánh Tòa Ðại Sứ Việt Nam, 1233 20th Street, NW, Washington, DC 20036.

-Tập Thể Cựu Chiến Sĩ VNCH tại CHLB Ðức cho biết sẽ tổ chức biểu tình từ 11 giờ 30 sáng đến 1 giờ 30 chiều, trước tòa Tổng Lãnh Sự Việt Nam ở Frankfurt để “cực lực lên án thái độ nhu nhược, hành vi của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam qua bức Công Hàm bán nước cầu vinh ngày 14 Tháng Chín, 1958 của thủ tướng Việt Cộng Phạm Văn Ðồng ký kết.”

 

Chủ Nhật, 19 Tháng Chín

-Các hội đoàn quân dân cán chính VNCH Louisiana tổ chức biểu tình lúc 10 giờ sáng tại khu Ðền Tổ Hùng Vương (New Orleans East), với chủ đề “Ðáp Lời Sông Núi.”

 

Thứ Bảy, 1 Tháng Mười

-Liên Hội Người Việt Tỵ Nạn Cộng Sản Tại CHLB Ðức và Ủy Ban Ðiều Hợp Công Tác Ðấu Tranh Tại CHLB Ðức sẽ tổ chức biểu tình từ 12 giờ trưa đến 5 giờ 30 chiều, trước hai tòa đại sứ Việt Nam và Trung Quốc ở Berlin.

-Cộng đồng Việt Nam tại Paris biểu tình từ 3 giờ chiều đến 6 giờ chiều trước Tòa Ðại Sứ Trung Quốc.

 

––––

Liên lạc tác giả: DoDzung@nguoi-viet.com

 

—————————————–

 

Người Việt quận Cam phản đối công hàm 1958 và Đảng CSVN

Đàn Chim Việt

04:09:am 15/09/11

http://www.danchimviet.info/archives/42285

 

Chúng tôi tụ họp nơi đây là để phản đối công hàm bán nước và Đảng CSVN… Đó là một phần nội dung lời phát biểu của ông Trần Văn Minh thuộc Ban Đại Diện Cộng Đồng Người Việt, lúc 6 giờ chiều thứ Tư ngày 14 tháng 9 năm 2011.

 

Trong không khí sôi sục trên biển Đông, mặc dù là một ngày giữa tuần, khoảng hai ngàn đồng hương cùng 75 hội đoàn người Việt ở quận Cam đã biểu tình ba tiếng đồng hồ trước khuôn viên Tượng Đài Chiến Sĩ Việt Mỹ vùng Little Sài Gòn, Nam Cali.

 

Tiến sĩ Lê Minh Nguyên của Mạng Lưới Nhân Quyền nói rằng ngày hôm nay, người Việt phản đối CSVN vì ông Phạm Văn Đồng đã công nhận 12 hải lý theo tuyên bố của Trung Cộng, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Được hỏi làm thế nào để đòi lại quần đảo Hoàng Sa, ông trả lời rằng trong thời gian Trung Cộng đánh chiếm, quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam Cộng Hòa và sau này chúng ta sẽ đòi lại được vì không phải lúc nào Trung Cộng cũng mạnh.

 

Trả lời cuộc phỏng vấn của phóng viên Khúc Minh đài Bolsa Radio, tiến sĩ Mai Thanh Truyết thuộc Đảng Đại Việt nói rằng, nếu nói theo những người trong nước thì hiện nay là thời điểm của “thời sự sâu sắc”, chúng ta phải ghi nhớ ngày này để thể hiện lòng yêu nước. Ông cho biết tại Houston, cả ngày nay đồng hương Việt cũng đã tổ chức một cuộc biểu tình trước tòa Tổng Lãnh Sự CSVN, vừa chấm dứt hai giờ trước đó.

 

Được biết, ngày 14 tháng 9 năm 1958, Thủ Tướng CSVN đã ký công hàm ủng hộ đòi hỏi 12 hải lý của Trung Cộng, bao gồm cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

 

Gần đây, Trung Cộng đã cho tàu hải giám cắt cáp tàu Bình Minh và quấy nhiễu vùng biển thuộc hải phận Việt Nam, gây nên hai cuộc biểu tình tại Thành Phố Hồ Chí Minh và mười một cuộc biểu tình tại Hà Nội trong thời gian vừa qua.

© Đàn Chim Việt

 

————————–

 

San Diego Biểu tình lên án Việt Cộng bán nước qua Công hàm 14/9/1958

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/1414-1414

.

Bản lên tiếng của UBBVSVTLT nhân dịp kỷ niệm 53 năm ngày Phạm Văn Đồng gởi Công hàm cho Trung Cộng về vụ Hoàng sa – Trường sa  (http://www.hvhnvtd.com)

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/1412-1412

 

.

.

.

QUỸ TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM THĂM HỎI PHẠM BÁ HẢI & TRẦN ĐỨC THẠCH NGAY SAU KHI RA TÙ

Tháng Chín 15, 2011

 

Quỹ TNLT thăm hỏi Phạm Bá Hải và Trần Đức Thạch ngay sau khi ra tù

Quỹ Tù Nhân Lương Tâm / Prisoners Of Conscience Fund

Saturday, September 10, 2011

http://www.pocfonline.net/2011/09/quy-tnlt-tham-hoi-pham-ba-hai-va-tran.html

 

Kính mời quý vị bấm vào đây để nghe nhà thơ Trần Đức Thạch

 

Kính mời quý vị bấm vào đây để nghe thương gia Phạm Bá Hải

 

 

Nhà thơ Trần Đức Thạch bị tòa án nhân dân thành phố Hà Nội kết án ba năm tù giam trong một phiên xử được cho biết chỉ kéo dài hai tiếng đồng hồ ngày 6 tháng 10 năm 2009, với tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN.

Vào tháng tư năm 2008 ông Thạch ra Hà Nội tham gia cuộc biểu tình với thân nhân của những gia đình ngư dân huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa bị phía Trung Quốc bắn chết hồi năm 2005 khi đi đánh bắt cá tại Vịnh Bắc Bộ. Trong cuộc nói chuyện trên, ông có đọc cho chúng tôi nghe một bài thơ ông sáng tác trong tu`. Kính mong quý vị đón nghe. Kính mời quý vị bấm vào đây để nghe nhà thơ Trần Đức Thạch

 

Thương gia Phạm Bá Hải, sinh năm 1968 Từ năm 2001-2006 ông đi du học tự túc và ở lại Ấn Độ làm việc cho công ty Mayur Uniquoter Ltd. Năm 2006, ông về nước sáng lập tổ chức Bạch Đằng Giang hoạt động ôn hòa nhưng bí mật để mưu tìm tự do, dân chủ cho đất nước. Cũng trong năm này, Khối 8406 ra đời,  anh Phạm Bá Hải là một trong những người đầu tiên ký tên ủng hộ và trở nên thành viên. Anh nhận lời mời họp mặt của Khối 8406 dự trù vào ngày 27/7/2006 tại Sài Gòn. Chỉ 2 ngày sau đó, anh bị công an chận đường khi ra phi trường Tân Sơn Nhất mà không cho biết lý do. Sau đó công an tung ra một loạt những vu cáo vô căn để cố tìm lý cớ bắt giam.  Anh Phạm Bá Hải bị kết án 5 năm tù giam và 2 năm quản chế.
Trong suốt quá thời gian ở tù, cứ 3 tháng một lần nhà tù bắt anh phải làm kiểm điểm bắt anh phải nhận tội, anh đã luôn giữ lập trường là không có tội gì cả, nếu họ thả anh thì họ phải bồi thường cho anh, anh đã thọ án trọn vẹn 5 năm, vừa hết hạn tù vào ngày 7-9-2011. Chúng tôi gọi về hỏi thăm và ngỏ ý xin anh tấm hình mới nhất của anh làm kỷ niệm, anh hứa sẽ gởi đến chúng tôi ngay, nhưng sau cuộc điện thoại ấy thì chúng tôi không thể gọi lại cho anh Hải được nữa, và tấm hình của anh có lẽ cũng cùng số phận với đường dây điện thoại! Kính mời quý vị bấm vào đây để nghe thương gia Phạm Bá Hải

 

 

———————-

 

Tâm tình với nhà thơ Trần Đức Thạch – “Sống Trong Vùng Cấm”

Phương Duy (bạn đọc danlambao)

http://danlambaovn.blogspot.com/2011/09/tam-tinh-voi-nha-tho-tran-uc-thach-song.html

 

Ông Trần Đức Thạch, một nhà thơ, năm 2008 bị bắt giữ sau khi tham gia biểu tình với các gia đình ngư dân huyện Hậu Lộc, Thanh Hoá có nạn nhân bị TQ bắn giết trên biển Đông năm 2005. Ông cũng đã cùng một số nhà đấu tranh dân chủ như các ông Phạm Văn Trội, Vũ Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Ngô Qunh, Nguyễn Mạnh Sơn, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Kim Nhàn treo biểu ngữ kêu gọi dân chủ trên cầu Thăng Long. Ra toà ông bị nhà cầm quyền Hà Nội kết án 3 năm tù giam và 3 năm quản chế cới tội danh tuyên truyền chống nhà nước. Đầu tháng 9 vừa qua, ông đã mãn hạn tù. Vừa qua, đại diện Quỹ Tù Nhân Lương Tâm, anh Phùng Mai có vài phút tâm tình với ông và được nhà thơ chia sẻ với bài thơ Sống Trong Vùng Cấm”.

 

 

PM: Đây có phải là nhà ông TĐT (Trần Đức Thạch) không ạ?

 

TĐT: Vậng, vâng, tôi là Thạch đây.

 

PM: Vâng xin chào ông. Trước tiên, là xin chúc mừng ông đã đuợc về đoàn tụ với gia đình. Tôi tên là Phùng Mai. Tôi đại diện cho QTNLT (Quỹ Tù Nhân Lương Tâm). Thường xuyên thì anh em chúng tôi có liên lạc với các tù nhân để mà hỗ trợ anh em về tinh thần cũng như là một ít món quà. Theo tôi nhớ thì có lẽ đây là là lần thứ 2 tôi đã liên lạc với gia đình, ông đang trong tù thì có lẽ là ông không biết đó. À dù sao chăng nữa thì cho anh em chúng tôi gửi ít quà biếu ông, không biết có tiện nói ở đây không thưa ông?

 

TĐT: Trước hết là tôi rất cảm ơn, mà tình hình hiện nay tôi đang bị quản chế diện mới về. Hiện nay thì về vấn đề giấy tờ thủ tục của việc đi lại của tôi rất là khó khăn. Cho nên là anh PM cũng thông cảm như thế. Trong điều kiện hiện nay, tôi đang gặp khó khăn về mặt giấy tờ và sự đi lại, thì cũng rất mong là tổ chức sẽ có thể giúp đỡ cho người khác được.

 

PM: Vâng,không sao. Nếu mà ông vui lòng nhận thì đây là món quà mà anh em chúng tôi muốn tỏ lòng quý trọng đến ông đứng lên tranh đấu cho dân chủ và đã nói lên tiếng nói Hoàng Sa – Trường Sa là của VN.

 

TĐT: Đây là một điều rất là mừng, nếu như có một cái quỹ để mà ủng hộ các tù nhân lương tâm mà bây giờ được xây dựng lên, đó là điều rất cần thiết mà tôi nghĩ rằng có nhiều người đang ở trong tù, thậm chí ra tù cũng cần sự giúp đỡ ấy dù lớn hay là nhỏ.

 

PM: Hoàn cảnh của ông bây giờ về giấy tờ có khó khăn, nhưng không sao, thưa ông thì tôi cũng có cách. Chúng tôi sẽ gửi biếu ông món quà. Ông cứ nhận lấy đi, và đây là món quà mà anh em chúng tôi quý mến đem biếu ông. Ông cứ nhận lấy cho anh em được vui.

 

TĐT: Anh nói như thế thì rất là cảm ơn các anh trong quỹ cũng như cảm ơn mọi người vì cái khát vọng của người dân VN để mà giúp đỡ những người, gia đình có tinh thần đấu tranh nói chung. Riêng bản thân tôi thì tôi cũng chẳng có gì hơn. Tôi xin cám ơn.

 

PM: Vâng,vậy trong quá trình ông ở tù như vậy ông ở chung với ai, ông có thể kể cho chúng tôi nghe được không?

 

TĐT: Vào đây thì tôi ở chung với anh (ls) Nguyễn Văn Đài một năm. Rồi anh Trần Anh Kim và rất nhiều (người) đất Tây Nguyên. Có một số người ở Mường Nhé. Mường Nhé đạo Tin Lành bị đàn áp rồi chạy sang Lào rồi bị bắt. Ta gọi đấy là Tù Nhân Lương Tâm. Kỳ thực đó là những nạn nhân bị đàn áp rất tội nghiệp.

 

PM: Vậy lúc ông ở trong đó gặp ông Trần Anh Kim thì ông và ông TAKim có được nói chuyện với nhau không? Có ở chung phòng gần nhau không thưa ông?

 

TĐT: Vâng, tức là ở trong một buồng đấy anh ạ! Và chúng tôi cũng tìm cách để trao đổi, để mà nói chuyện đấy mà. Tôi với anh T.A.Kim cũng xác định lại trước hết về cái nhận thức, và như vậy thì cái tinh thần đấu tranh nó phải như thế nào. Thì qua các trao đổi giữa tôi với anh T.A.Kim thì tôi thấy anh T.A.Kim đang cố gắng để làm một cái gì đó có lợi cho phong trào.

 

PM: Vâng, vậy quá trình ông ở tù là 3 năm phải không thưa ông?

 

TĐT: Vâng ạ!

 

PM: Vậy thì, anh em chúng tôi cũng biết được ông cũng là nhà văn, viết thơ. Vậy trong quá trình 3 năm (tù) đó ông có sáng tác một bài thơ nào để lại làm kỷ niệm không thưa ông?

 

TĐT: Vâng, tôi làm việc liên tục chứ! Tôi viết rất nhiều thơ. Nếu như bây giờ để cho sức khoẻ khoẻ ra lại thì có thể ra một tập thơ.

 

PM: Vâng, có bài thơ nào có ấn tượng không? Ông có thể đọc lên cho anh em chúng tôi nghe được không?

 

TĐT: Nếu có thể nhớ được bài nào lúc này thì tôi sẽ đọc bài đó.

 

PM: Vâng, đọc một bài thôi,

 

TĐT: Đọc một bài à?

 

PM: Vâng vâng.

 

TĐT: Tôi xin đọc bài : Sống trong vùng cấm.

 

PM: Vâng.

 

TĐT:

 

Chúng có thể giết tôi,

Trong vùng cấm mà không ai biết.

Tên trung tá công an Trần Văn Thiết

Trắng phớ thẳng thừng:

“Nếu mày còn nhắc đến dân chủ, tự do, yêu nước,

Tao sẽ cho đám công an trẻ đánh chết.

Bọn tao chỉ mất một tờ

giấy lập biên bản mày tự sát là xong

Ghê gớm không ?

Luật pháp của nền độc tài chuyên chế,

Chấp nhận thực tế,

Cái đầu tôi buộc phải hiên ngang

Trong thẳm sâu nghe phụ tổ thét vang

Thà làm quỷ nước Nam,

Không làm vương đất Bắc.

Tôi nhìn mặt tên Trần Văn Thiết

Như ngày xưa tổ tiên nhìn Trần Ích Tắc,

Muốn xúc đđi những gớm ghiếc bọ giòi.

Chúng có thể giết tôi,

Trong vùng cấm mà không ai biết
Sự sống mong manh khắc nghiệt
L
ê thê từng phút từng giờ

 

PM: Cái người tên Trần Văn Thiết đó là ai vậy ông?

 

TĐT: Đó là bọn công an điều tra nó đánh tôi trong phòng cung mà. Buộc tôi phải nhận tội, nhưng tôi không nhận tội. Tôi bảo cái chuyện tôi hiểu là việc không có ý kiến. Tôi có ý kiến là ý kiến với bộ chính trị, với ban chấp hành, ban bí thư của đảng CS, với các cơ quan tiến hành tố tụng của Hà Nội vi phạm hiến pháp và pháp luật. Còn cái việc mà tôi nói như thế nó thực tế lắm.

 

PM: Vâng, Cám ơn ông rất nhiều đã chia sẻ với anh em chúng tôi. Nhân tiện đây, tôi thay mặt cho QTNLT xin kính chúc ông sớm bình phục và luôn luôn vững tin là:nước VN và dân tộc VN sẽ có một ngày thật sự dân chủ.

 

TĐT: Vâng, tôi cũng đồng ý với anh như thế. Và tôi cũng mong muốn rằng, qua cái QTNLT này thì nó cũng là một cái địa chỉ để mọi người biết, là cái địa chỉ của người Việt đang ở trên thế giới này có một cái địa chỉ để mà có thể giúp đỡ được, vật chất cũng như tinh thần, giúp đỡ được những người đang đấu tranh trong nước. Xin cám ơn.

 

Phương Duy – bạn đọc danlambao gửi

danlambaovn.blogspot.com

.

.

.

GIỚI TRÍ THỨC VIỆT NAM BẤT BÌNH TẠP CHÍ SCIENCE (Quỳnh Chi, RFA)

Tháng Chín 15, 2011

 

Giới trí thức Việt Nam bất bình Tạp chí Science

Quỳnh Chi, phóng viên RFA

2011-09-14

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/map-science-critic-vn-intellectuals-09142011165538.html

 

Cuối tháng 7, Tạp chí Science, tạp chí khoa học hàng đầu thế giới cho đăng tải một bài viết của giáo sư Xizhe Peng, là hiệu trưởng trường Đại học Fudan tại Thượng Hải.

 

Không thể chấp nhận…

 

Điều đáng chú ý là bài viết này của giáo sư Xizhe Peng đăng kèm bản đồ hình lưỡi bò, như một cách mặc nhiên công nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Hoàng Sa và Trường Sa. Việc bài viết xuất hiện trên tạp chí khoa học hàng đầu thế giới đã gây ra bất bình và thất vọng cho giới học giả Việt Nam.

 

Bài viết của giáo sư Xizhe Peng có tên “China’s Demographic History and Future Challenges” – tạm dịch “Lịch sử nhân khẩu học Trung Quốc và những thách thức tương lai” – được đăng tại trang 581 đến trang 587 trên tạp chí Science, số ra ngày 29 tháng 7 năm 2011. Nội dung bài viết không có gì đáng bàn cãi nếu như tại trang thứ 4 của bài này, tác giả không sử dụng 4 bản đồ Trung Quốc với đường lưỡi bò để minh họa. Vô tình hay hữu ý mặc lòng, việc này như một cách khẳng định đường lưỡi bò là một phần không thể tranh cãi của lãnh thổ Trung Quốc.

Đường đứt khúc 9 đoạn bao gồm cả Hoàng Sa và Trường Sa, khu vực đang được tranh chấp giữa các nước Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Brunei, Đài Loan và Trung Quốc. Việc bản đồ này được một giáo sư đại học sử dụng trong các nghiên cứu quan trọng đã là một điều đáng bàn cãi; việc nó xuất hiện trên tạp chí có uy tín hàng đầu thế giới lại càng đáng bàn cãi hơn.

 

Tạp chí Science thuộc Hiệp hội Hoa Kỳ vì nền Khoa học Tiên tiến tức American Association for the Advancement of Science (AAAS ) – là một tổ chức đã ra đời từ năm 1848, có số học viện khoa học và cơ quan liên kết lớn nhất thế giới với 262 tổ chức. Riêng tạp chí Science, ấn bản đầu tiên đã ra đời năm 1880. Tạp chí này đăng tải những nghiên cứu khoa học từ khắp nơi trên thế giới, và số lượng đọc giả toàn cầu rơi vào khoảng 1 triệu người.

 

Trung tuần tháng 8, trang mạng Bauxite Việt Nam cho đăng tải một bức thư phản đối đường lưỡi bò trong bài viết của giáo sư Xizhe Peng trên tạp chí Science. Bức thư đề ngày 20 tháng 8, gởi cho tạp chí Science có đoạn:

“Trong vài năm qua, Trung Quốc đơn phương đưa ra bản đồ lãnh thổ vùng biển 9 đoạn và tự do cho rằng toàn bộ Biển Đông là “vùng biển lịch sử” của họ, không tuân thủ các luật biển quốc tế như UNCLOS. Đường ranh giới vẽ tay hình chữ U vừa không có chứng cứ khoa học và cũng không có thông tin địa dư nào để chứng minh trước cộng đồng thế giới sự trung thực của nó”.

 

Bức thư ngoài thể hiện sự quan tâm, còn thể hiện sự bất bình của hàng chục trí thức ký tên. Điều đặc biệt là bức thư phản đối này nhận được sự đồng tình của rất nhiều người thuộc giới khoa học Việt Nam trên toàn thế giới như Hoa Kỳ, Canada, Úc, New Zealand, Đức, Bỉ…, những nơi mà tạp chí Science đã trở thành một nguồn thông tin quen thuộc và đáng tin cậy.

 

Cùng thời điểm, người ta thấy xuất hiện trên website của Tập hợp Thanh niên Dân chủ một lá thư kiến nghị gởi cho tạp chí Science. Bức thư đề ngày 20 tháng 8 cho rằng ban biên tập Science đã thất bại trong việc kiểm tra và chỉnh sửa thông tin không trung thực trong bài viết của giáo sư Trung Quốc Xizhe Peng và vi phạm sứ mệnh của AAAS – Hiệp hội Hoa Kỳ vì nền Khoa học Tiên tiến. Anh Võ Tấn Huân, trưởng ban đại diện THTNDC cho biết lý do khiến các bạn trẻ này quan tâm về vấn đề này:

“Trong THTNDC cũng có một số bạn nghiên cứu sinh và cũng có các bài đăng trên nhiều tạp chí khoa học như Cancer Research, Oncogene, Pharmacotherapy…nên hiểu được quá trình để một nghiên cứu được đăng tải trên một tạp chí lớn. Hơn nữa, tạp chí Science là một tạp chí lớn, có số lượng người đọc lên đến hàng triệu người, có uy tín và được nhiều người sử dụng như một nguồn chính thức và trích dẫn lại trong các đề tài nghiên cứu khác, và điều này rất bất lợi cho Việt Nam.

Mặt khác, biển Đông là đề tài nóng đang được tranh chấp giữa nhiều quốc gia, nên việc Science đăng một bản đồ sai sự thật như vậy thì càng không thể chấp nhận, vì nó đi ngược lại với các tiêu chí về chuẩn mực và tinh thần trung thực của khoa học”.

 

Gây bất lợi cho Việt Nam

 

Bản đồ đường lưỡi bò

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/map-science-critic-vn-intellectuals-09142011165538.html/bien-viet-nam-sea-UNCLOS-25.jpg

 

Sứ mệnh của AAAS bao gồm việc “thúc đẩy và bảo vệ sự trung thực của khoa học và ứng dụng khoa học” và “đẩy mạnh các sử dụng khoa học có trách nhiệm trong chính sách công”. Và có lẽ cũng cần phải nói thêm rằng, tạp chí Science ngoài có số lượng người đọc hàng đầu thế giới, nó còn là một tạp chí có peer reviews; nghĩa là một nghiên cứu khoa học muốn được đăng trên đây phải được ít nhất hai chuyên gia trong ngành kiểm duyệt và ban biên tập là những người kiểm duyệt cuối cùng.

 

Có thể nói, thường thì đến trên 90% các nghiên cứu khoa học gởi vào tạp chí Science sẽ bị loại bỏ. Chính vì thế mà một nghiên cứu khoa học được đăng trên Science sẽ có giá trị và ảnh hưởng rất lớn. Người ta thường xuyên dựa vào chỉ số Impact factor để đánh giá sự ảnh hưởng của một tạp chí khoa học. Và chỉ số này của tạp chí Science luôn ở mức rất cao, với con số 31 vào năm ngoái. Nói như thế để thấy mức độ ảnh hưởng của bài viết về dân số Trung Quốc của ông Xizhe Peng sẽ có một sức ảnh hưởng lớn như thế nào. Và nếu thông tin đăng tải trên tạp chí này chưa được chứng minh, hậu quả của nó sẽ ảnh hưởng đến nhiều người. Anh Võ Tấn Huân đưa ra một ví dụ:

“Một điều khác là nếu sau này một học giả người Việt Nam gửi bài có hình bản đồ HSTS và tuyên bố đó thuộc về VN – và trong thực tế thì chúng ta đều biết là các quần đảo này thuộc chủ quyền VN – và tạp chí Science tiếp tục đăng thì như vậy vô hình chung lại tạo nên sự lẫn lộn cho bạn đọc, hoặc nếu như họ không đăng bài của học giả VN thì rõ ràng là có vấn đề”.

 

Từ ngày 5 tháng 9 đến nay, nhiều thư phản đối chính thức gởi đến các khoa học gia và khoảng 30 cơ quan, tạp chí có tiếng trên thế giới, trong đó có tạp chí Nature, là tạp chí đối thủ của Science. Trong một lá thư vừa đăng tải trên trang Bauxite Việt Nam tuần trước, nhóm 57 vị trí thức, khoa học gia cũng kêu gọi và khuyến khích mọi người viết thư phản đối bản đồ lưỡi bò trên tạp chí Science.

 

Để rộng đường dư luận, trong tháng 8, chúng tôi cũng đã liên lạc với ban biên tập tạp chí Science. Sau đó, chúng tôi nhận được thư từ người phụ trách mảng truyền thông của tạp chí này yêu cầu cho biết thông tin hạn chót cho cuộc phỏng vấn. Tuy nhiên, đã 3 tuần, cho đến khi bài viết này được phát, tạp chí Science vẫn chưa liên lạc lại. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và thông tin đến quý vị những diễn tiến mới nếu có. Quynhchi@rfa.org.

 

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

 

————————–

 

BÀI LIÊN QUAN :

 

 

CHỐNG TRUNG QUỐC TUYÊN TRUYỀN BẢN ĐỒ LƯỠI BÒ TRÊN CÁC TẠP CHÍ QUỐC TẾ

Tuesday, September 13, 2011

http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/09/chong-trung-quoc-tuyen-truyen-ban-o.html

.

Thư phản đối đường Lưỡi Bò trên tạp chí khoa học Science

26/08/2011

http://boxitvn.blogspot.com/2011/08/thu-phan-oi-uong-luoi-bo-tren-tap-chi.html#more

 

.

.

.

MUA LÚA GẠO TẠM TRỮ ĐỂ GIỮ GIÁ CÁI CON. . . KHỈ KHÔ, ĂN CƯỚP THÌ CÓ ! (Hoang Kim, Đồng Tháp)

Tháng Chín 15, 2011

 

Mua lúa, gạo tạm trữ để giữ giá cái con… khỉ khô, ăn cướp thì có!!!

Hoàng Kim – Cao Phong

8/09/2011

http://www.boxitvn.net/bai/28472

 

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

 

Mua lúa tạm trữ năm 2011: công cụ để VFA hạ giá lúa

 

Vụ đông xuân năm 2011, giá lúa đang cao khoảng 6.300 đồng/kg, Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) tuyên bố sẽ mua lúa tạm trữ với giá “không dưới 5.000 đồng/kg” làm cho giá lúa hạ đột ngột. Đến khi nông dân thu hoạch vụ hè thu, giá lúa trên 6.000 đồng/kg VFA một lần nữa tuyên bố sẽ mua lúa tạm trữ vào ngày 15/7 cũng với giá lúa “ không dưới 5.000 đồng/kg”, khiến giá lúa hạ một lần nữa, sau đó, không biết vì lý do gì, giá lúa tăng từng ngày vượt mốc 6.500 đồng/kg, VFA lại bổng dưng tuyên bố không mua tạm trữ, tuyên bố này lại làm lúa hạ giá.

 

Qua đó chúng ta thấy: VFA đang dùng biện pháp mua lúa tạm trữ như là một công cụ để hạ giá lúa.

Sáng ngày 7/3/2011, đang uống cà phê, thì loa thị trấn phát thanh về việc (VFA) mua lúa tạm trữ từ ngày 1/3 để giữ giá cho nông dân. Bác Tám Quang bỗng bức xúc nói lớn tiếng: “mua lúa tạm trữ để giữ giá cái con…, ăn cướp thì có” ( cái con… mà Bác Tám thốt ra trong lúc bức xúc, không tiện viết ra đây, nên tôi thay bằng con khỉ khô cho dễ đọc).

 

Hỏi ra, mới biết rằng: lúa của Bác Tám và của con bác, đem ra bãi lúa từ ngày 2/3 cho đến nay, nhưng vẫn chưa bán được một hột nào vì giá lúa cứ xuống mãi.

 

Bác Tám bức xúc cũng có lý do: sau tết, giá lúa tăng liên tục, từ 5.500 đồng/kg đến ngày 31/3 lúa thườngOM4218 có giá lên đến 6.300 đồng/kg. Vậy mà khi Bác Tám thu hoạch lúa vào ngày 2/3 (sau khi VFA mua tạm trữ 1 ngày), thương lái trả có 6.100 đồng/kg, rồi cứ giảm dần, đến ngày 7/3 chỉ còn có 5.700 đồng/kg, lại không có người mua.

Mới có 1 tuần mà mất 600 đồng/kg, Bác Tám và con của bác thu hoạch khoảng 50 tấn lúa, như vậy là mất đứt 30.000.000 đồng, thử hỏi ai mà không đổ quạu?

 

Kể từ ngày Bác Tám thốt lên câu bức xúc, tôi để tâm tìm hiểu việc mua lúa tạm trữ của VFA, càng hiểu sâu hơn, tôi càng thấy, bức xúc của Bác Tám hoàn toàn có cơ sở.

Mua lúa tạm trữ năm 2008: bán gạo xuất khẩu giá 620 đô la Mỹ/tấn, mua gạo trong nước giá 361 đô la Mỹ/tấn, tức là bán lúa giá 6.432 đồng/kg, nhưng mua lúa của nông dân có 4.000 đồng/kg

 

Đây là bảng số liệu xuất khẩu gạo năm 2008 do Hải Quan Việt Nam Online gởi email cho tôi.

Thời gian Số lượng

(nghìn tấn)

Trị giá

( triệu USD)

Đơn giá

(USD/tấn)

Tháng 1 131 51 393
Tháng 2 321 136 423
Tháng 3 551 252 457
Tháng 4 652 369 565
Tháng 5 556 438 789
Tháng 6 223 218 975
Tháng 7 493 429 870
Tháng 8 357 288 805
Tháng 9 431 253 587
Tháng 10 302 145 480
Tháng 11 288 135 469
Tháng 12 436 181 415
Cả năm 4.741 2.895 610

 

Qua bảng xuất khẩu gạo năm 2008 ta nhận thấy:

Xuất khẩu gạo 6 tháng đầu năm với giá bình quân 601 đô la Mỹ/tấn, đặc biệt tháng 6 giá xuất khẩu cao nhất đạt 975 đô la Mỹ/tấn.

Vậy mà, khi nông dân thu hoạch lúa hè thu khoảng giữa tháng 6, VFA tuyên bố không ký được hợp đồng bán gạo, và giá gạo thế giới xuống quá thấp, nên ngày càng hạ giá mua lúa và cuối cùng ngừng mua lúa, làm cho lúa của nông dân tồn đọng không ai mua.

 

Ngày 8/8 đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải: “yêu cầu Bộ NN & PTNT và các cơ quan liên quan có chính sách tiêu thụ hết lúa cho nông dân, đảm bảo người trồng lúa phải có lãi trên 40%” [1].

Làm như miễn cưỡng phải tuân lệnh Thủ tướng, ông Trương Thanh Phong Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miền Nam kiêm Chủ tịch VFA cho biết: “trong vòng một tuần phải thu mua được 10.000 tấn gạo nguyên liệu, với giá dao động hiện nay 5.900 đồng – 6.100 đồng/kg”, khiến cho nông dân phải kêu rên: “trong nhà còn cả trăm giạ lúa. Giá lúa chỉ nằm ở mức 4.000 đồng/kg, khổ cái chẳng thấy thương lái nào đến mua” [2].

Từ bảng xuất khẩu gạo ta thấy: Xuất khẩu gạo từ đầu tháng 7 đến hết tháng 12 được 2,307 triệu tấn, đạt giá trị 1,431 tỷ đô la Mỹ, giá bán gạo bình quân 620 đô la Mỹ/tấn.

Bán gạo xuất khẩu bình quân 620 đô la Mỹ/tấn. Tra cứu tỷ giá ở Hải Quan ViệtNamtừ ngày 2/6 đến ngày 29/12 tôi lấy mức thấp nhất 1 đô la Mỹ = 16.600 đồng. Vậy giá bán gạo bình quân 6 tháng cuối năm của VFA là: 620 * 16.660 = 10.292.000 đồng/kg, tức là 10.292 đồng/kg gạo.

Bán gạo giá 10.292 đồng/kg qui ra giá bán lúa là 6.432 đồng/kg (ước tính 1,6 tấn lúa xay được 1 tấn gạo).

Bán lúa giá 6432 đồng/kg, nhưng mua lúa của nông dân có 4.000 đồng/kg vậy VFA lời 2.432 đồng/kg, còn nông dân hòa vốn.

Vậy không nói VFA ăn cướp hết tiền của nông dân thì gọi là gì???

 

Năm 2009: bán gạo tạm trữ với giá qui lúa 6.362 đồng/kg, mua lúa tạm trữ của nông dân vẫn với giá 4.000 đồng/kg

Năm 2009 VFA dàn dựng và thực hiện kịch bản mua bán lúa gạo giống như năm 2008.

Tháng 2/2009, lúc nông dân chúng tôi bắt đầu thu hoạch lúa đông xuân, khi giá gạo trên thị trường thế giới đang cao khoảng 486 đô la Mỹ/tấn, có nhiều khách hàng mua gạo, VFA ký công văn số 48/CV/HH ký ngày 20-2-2009 để ngừng xuất khẩu gạo:

“Quyền tổng thư ký Hiệp hội Lương thực Việt Nam, ông Huỳnh Minh Huệ vừa ký công văn số 48/CV/HH, thông báo chỉ cho đăng ký tiếp các hợp đồng xuất khẩu gạo có thời hạn giao từ tháng 7 đến tháng 9-2009 nhằm bảo đảm thực hiện các hợp đồng đã ký kết và phù hợp kế hoạch cân đối của Chính phủ” [3].

Công văn số 48/CV/HH này đã ngăn cản các doanh nghiệp ký hợp đồng bán gạo vụ hè thu, vì thế, khi nông dân chúng tôi thu hoạch vụ hè thu vào giữa tháng 6, VFA lại tuyên bố không ký được hợp đồng bán gạo xuất khẩu, giá bán gạo xuất khẩu thấp nên không mua lúa của nông dân.

Chính phủ lại phải cho VFA vay không lãi 2 tháng từ 20/9 -20/11, để VFA mua lúa cho nông dân. Lại làm như miễn cưởng VFA đưa ra giá mua lúa tạm trữ từ 3.800 – 4.000 đồng/kg.

 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cho biết: “Tháng 8 năm nay, khi lúa trong nước xuống giá thê thảm, chỉ còn 3.500 đồng/kg, gần xấp xỉ giá thành, lúc ấy, trong hơn 100 doanh nghiệp hội viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) chỉ có 21 doanh nghiệp đăng ký mua tạm trữ nhờ có kho tàng, hệ thống đại lý, cơ sở thu mua và có năng lực tài chính. Các doanh nghiệp thống nhất sản lượng mua lúa là 400.000 tấn với giá 3.800 đồng/kg lúa khô”. Sau đó, tiếp tục mua thêm 500.000 tấn lúa với giá từ 3.800 – 4.000 đồng/kg [4].

Lúa mua tạm trữ năm 2009 VFA tồn kho và bán vào đầu năm 2010.

 

Căn cứ vào Hải Quan ViệtNam: từ tháng 1 đến tháng 3 VFA xuất khẩu với số lượng 1,443 triệu tấn, với trị giá 792.528.000 đô la Mỹ, giá bán bình quân 549 đô la Mỹ/tấn.

Qui ra tiền ViệtNamgiá bán mỗi tấn gạo là: 549 * 18544 = 10.180 đồng. Vậy 1 kg gạo giá 10.180 đồng, tức là giá bán mỗi kg lúa là 6.362 đồng.

VFA bán lúa tạm trữ giá 6.362 đồng/kg lời 2.362 đồng/kg lúa, nông dân lại bán lúa hòa vốn.

Vậy không nói VFA ăn cướp hết tiền của nông dân thì gọi là gì???

 

Năm 2010: VFA tiến thêm một bước mua tạm trữ cả 2 vụ đông xuân và hè thu. Cả năm VFA bán lúa tạm trữ với giá 5.365 đồng/kg, vẫn lại mua lúa của nông dân với giá 4.000 đồng/kg

Thấy mua lúa tạm trữ lúa hè thu hai năm 2008 và 2009 quá lời, năm 2010 này, VFA tham lam tiến thêm một bước nữa, là mua lúa tạm trữ cả hai vụ đông xuân và hè thu.

 

Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online cho biết: “Từ tháng 3 sẽ có 30 doanh nghiệp bắt đầu thu mua 1 triệu tấn gạo dự trữ để bình ổn giá lúa vụ đông xuân tại ĐBSCL. Ông Phạm Văn Bảy, Phó chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết sáng ngày 25-2” [5].

Giá thu mua tạm trữ VFA đưa ra trên báo An Giang Online ngày 2/3 như sau: “ VFA ấn định kế hoạch xuất khẩu 6 triệu tấn gạo và đưa ra giá sàn xuất khẩu cho các doanh nghiệp thành viên 400 USD/tấn. Về giá lúa, nhằm đảm bảo kế hoạch quí I xuất 1,2 triệu tấn gạo, VFA định giá thành sản xuất 2.200 đồng/kg lúa và “bảo hiểm” giá mua tại kho doanh nghiệp 4.000 đồng/kg lúa” [6].

Còn mua lúa tạm trữ vụ hè thu, vào ngày 14/7, khi lãnh đạo các tỉnh than phiền vì giá lúa hè thu quá thấp: “Phó Chủ tịch tỉnh Nguyễn Văn Phòng cho hay sản lượng lúa hè-thu ở tỉnh này khoảng 1,3 triệu tấn, giá thành 3.000 đồng/kg. Hiện nông dân bán lúa khô với giá 3.300 đồng/kg, lãi chỉ 10%. Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang thông tin, giá lúa hè thu ở địa phương này hiện giảm còn 2.800 – 2.900 đ/kg, trong khi giá thành trên dưới 4.000 đ/kg”.

 

Ông Trương Thanh Phong Tổng giám đốc Tổng công ty lương thực miềnNam, Chủ tịch VFA cho rằng:

“Rất khó mua theo mức giá mà các địa phương đưa ra. Vì so với hồi đầu năm nay, thị trường xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn, giá gạo giảm 25% so cùng kỳ; loại gạo 5% chỉ còn 350 USD/tấn, thấp hơn gạo Thái Lan khoảng 90 USD và còn giảm nữa. Ông Phong đưa ra giải pháp: “Chúng ta nên… phớt lờ mức lợi nhuận 30%, phớt lờ luôn giá sàn thu mua, nhưng yêu cầu DN không được mua dưới giá 3.500 đồng/kg, trên cơ sở đó VFA sẽ tính toán ra giá gạo để triển khai thu mua” [7].

Như vậy, căn cứ theo tuyên bố của lãnh đạo VFA, và căn cứ vào giá bán lúa của cá nhân tôi, cả năm 2010 VFA mua lúa của nông dân với giá tối đa 4.000 đồng/kg.

 

Bảng xuất khẩu gạo năm 2010, tôi lập từ thống kê của Hải Quan ViệtNam.

Do xuất khẩu gạo tháng 1, 2, 3/2010 là lúa tạm trữ từ vụ hè thu năm 2009, nên xuất khẩu năm 2010 không tính số lượng gạo này mà tính số lượng tồn kho cuối năm 2010 chuyển sang đầu năm 2011.

Theo ông Thứ trưởng Bộ Công thương trong bài “ Có còn gạo cho an ninh lương thực” đăng trên báo Lao động Online: tồn kho năm 2010 chuyển sang năm 2011 là 1,45 triệu tấn.

 

Theo Hải quan Việt Nam: xuất khẩu gạo 3 tháng đầu năm 2011 số lượng 1,93 triệu tấn, trị giá 971 triệu đô la Mỹ, giá bán bình quân 503 đô la Mỹ/tấn. Vì vậy, lúa tạm trữ VFA mua của nông dân cả năm 2010 được lập theo bảng sau:

Thời gian Số lượng (tấn) Trị giá (đô la Mỹ) Đơn giá làm tròn số ( đô la Mỹ/tấn)
Tháng 4 725.620 361.359.655 498
Tháng 5 719.131 329.612.442 458
Tháng 6 541.749 233.252.526 430
Tháng 7 853.531 359.408.801 421
Tháng 8 614.548 229.275.138 373
Tháng 9 354.112 150.621.014 425
Tháng 10 505.863 234.357.935 463
Tháng 11 497.344 244.233.830 491
Tháng 12 499.726 259.835.357 519
3 Tháng 1,2,3/2011 1.450.000 729.350.000 503
Tổng cộng 6.761.624 3.131.306.000 463

 

Nhìn vào bảng xuất khẩu gạo ta thấy:

Giá bán gạo bình quân cả năm 2010 của VFA là 463 đô la Mỹ/tấn. Lấy tỷ giá thấp nhất của năm 2010 là 1 đô la Mỹ = 18.544 đồng, vậy giá bán gạo bình quân là 8.585.000 đồng, mỗi kg gạo giá 8.585 đồng.

Như vậy, cả năm 2010 VFA bán lúa với giá bình quân 5.365 đồng/kg.

Bán lúa giá 5.365 đồng/kg, mua lúa với giá 4.000 đồng/kg. VFA lời 1.365 đồng/kg.

Vậy rõ ràng từ năm 2008 đến nay: mua lúa tạm trữ là ngụy kế, mà VFA dùng để ăn cướp tiền của nông dân trong việc mua bán lúa gạo.

 

Viết đến đây, bỗng dưng tôi nộ khí xung thiên lẩm bẩm: “Mua lúa tạm trữ để giữ giá cái con … khỉ khô, ăn cướp thì có”.

 

H.K.

Tác giả gửi trực tiếp BVN.

 

Tài liệu tham khảo:

(1) VTC News, bài “ Thủ tướng: đảm bảo người trồng lúa lời trên 40%” http://vtc.vn/2-187968/thu-tuong-dam-bao-nguoi-trong-lua-lai-tren-40.mobi

(2) SGGP Online, bài “Tiêu thụ lúa hè thu ở ĐBSCL: băn khoăn giá thành” http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2008/8/161671/

(3) TBKTSG Online, bài “Chỉ cho đăng ký hợp đồng xuất gạo sau tháng 6” http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/15553/

(4) Bài “Mua gạo tạm trữ trúng to” http://www.thesaigontimes.vn/Home/kinhdoanh/xuatnhapkhau/27357/

(5) Bài “Bắt đầu thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo” http://www.thesaigontimes.vn/Home/thoisu/sukien/30374/

(6) Bài “Năm 2010: xuất khẩu 6 triệu tấn gạo” http://www.baoangiang.com.vn/newsdetails.aspx?newsid=11531

(7) Diễn đàn Doanh nghiệp Online, bài “Mua lúa gạo tạm trữ: DN “phớt lờ” chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ?” http://dddn.com.vn/2010071310081581cat101/mua-lua-gao-tam-tru-dn-phot-lo-chi-dao-cua-thu-tuong-chinh-phu.htm

 

–––––––––––––––––––––––––––––––––

 

“Nhà buôn gạo” phải chung lưng với nhà nông

Cao Phong

 

Ngày 6-9, hơn 100 thành viên là hội viên Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã về Cần Thơ tham dự Đại hội VFA nhiệm kỳ VII (2011 – 2015). Đến dự đại hội, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh và Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng nhiều lần nhắc nhở các “nhà buôn gạo” cần gắn kết hơn với 10 triệu hộ nông dân trồng lúa của cả nước, tiếp tục tạo “thế và lực mới” của một cường quốc xuất khẩu gạo.

 

Lợi nhuận của nông dân là mục tiêu số một

 

Báo cáo của Đại hội VFA nhiệm kỳ VII đã đánh giá một cách toàn diện về sự trưởng thành của ngành lúa gạo ViệtNam giai đoạn 2006 – 2010. Trong đó, các thành viên của VFA cùng với sự điều hành linh động của Chính phủ đã đưa ngành lúa gạo Việt Nam vượt qua những giai đoạn khó khăn, biến động: 2 lần phải buộc tạm ngưng xuất khẩu, 1 lần phải ứng phó với tình trạng biến động giá gạo tại thị trường nội địa. Những ứng xử có tính chất tình thế càng khẳng định sự trưởng thành, bản lĩnh của các doanh nghiệp ViệtNam, những đóng góp của ViệtNam về an ninh lương thực trên thế giới càng được trân trọng.

Thoát khỏi sự thiếu hụt về lương thực, Việt Nam đã tạo dấu mốc và ấn tượng với thế giới vào năm 1989 khi xuất khẩu gần 1,4 triệu tấn gạo, trị giá hơn 310 triệu USD. Con số thống kê xuất khẩu gạo từ năm 1989 – 2010 của VFA thật ấn tượng: xuất khẩu hơn 76,5 triệu tấn gạo, trị giá hơn 21,6 tỷ USD. Năm 2011, dự báo Việt Nam sẽ xuất khẩu khoảng 7 triệu tấn gạo, tạo nên kỳ tích cao nhất về số lượng và giá trị trong 22 năm qua.

Trong bối cảnh giá lương thực trên thế giới biến động theo xu hướng tăng mạnh, Chính phủ Thái Lan quyết định nâng giá thu mua là những điều kiện thiên thời để khẳng định vị thế của xuất khẩu gạo Việt Nam trong giai đoạn mới. Đây cũng là dịp nhiều người mong đợi ngành lúa gạo trong nước trưởng thành về “lượng” và biến đổi về “chất” bằng cách tạo lập thương hiệu cho gạo Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh nói: “Xuất khẩu gạo không chỉ là lợi nhuận liên quan đến sản xuất nông nghiệp mà cần phải tính đến giá trị gia tăng và lợi ích của nông dân. VFA phải có giải pháp để hài hòa lợi ích trong giai đoạn tới đây. Cụ thể, cần tăng cường chỉ đạo thương nhân thực hiện nghiêm túc kinh doanh, xây dựng thương hiệu nâng cao giá trị gia tăng”.

Ông Cao Minh Lãm, Giám đốc Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu An Giang mạnh dạn đề xuất xác lập lại vị trí của ngành lúa gạo Việt Nam. Theo đó, nên đặt lợi nhuận của người nông dân là mục tiêu số 1, sau đó mới đến an ninh lương thực quốc gia, rồi hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. “Khi có lãi cao, nông dân sẽ ùn ùn trồng lúa” – ông Lãm lý giải như một tất yếu cho sự bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Điều này cũng đáng suy nghĩ khi hiện nay nhiều nhà khoa học đang phân vân giữa việc tạo hấp lực mới để nông dân bám trụ nghề trồng lúa thay vì phải đặt nặng nhiệm vụ bảo đảm an ninh lương thực quốc gia lên vai họ.

 

Đồng hành và gắn kết

Một đại biểu tại đại hội đã phê bình các thành viên chủ chốt VFA nhiệm kỳ qua chưa phản ứng và tổ chức đối thoại, xử lý thông tin kịp thời, nhất là những tin đồn thuộc dạng “cuộc chơi” của các nhà buôn. Thực tế, ngoài năm 2008 các “nhà buôn gạo” Việt Nam đạt lợi nhuận cao, còn lại hàng năm chuyện “thắng thua, lên bờ xuống ruộng” là bình thường. Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng các thành viên VFA nếu đấu không lại mặt hàng gạo thơm, cần định vị thương hiệu gạo Việt Nam: luôn tươi và mới, ngọt, đậm đà! Ý kiến này xuất phát từ thành công của các nhà khoa học Việt Nam trong lai tạo các giống lúa ngắn ngày.

Nhiều ý kiến đã ghi nhận sự đóng góp, trưởng thành của các thành viên VFA trong thời qua. Trong đó, VFA đã có những điều chỉnh, cải tiến trong hoạt động và đóng góp tích cực cho thành tựu của ngành xuất khẩu gạo Việt Nam.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Phó Chủ tịch VFA, cho biết: Vừa qua, VFA đã chỉ đạo các doanh nghiệp ở các tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn thực hiện thí điểm ký hợp đồng bao tiêu lúa hàng hóa với nông dân theo mô hình “liên kết bốn nhà” được nông dân đồng tình và cơ hội mở rộng diện tích bao tiêu rất lớn. Từ năm 2010, các doanh nghiệp thành viên VFA đã tổ chức lực lượng bạn hàng xáo liên kết với doanh nghiệp kinh doanh lương thực thu mua lúa gạo nông dân ĐBSCL đạt được những kết quả khả quan. Sắp tới, VFA xác định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình này nhằm đảm bảo hài hòa lợi ích cho các doanh nghiệp và nông dân.

“Lĩnh vực sản xuất và kinh doanh lương thực có vị trí vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh kế của hơn 10 triệu hộ nông dân. Chính vì vậy, thời gian tới, VFA cần phát triển ngành lúa gạo mạnh, hiện đại, hiệu quả, đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực quốc gia trong mọi tình huống; nâng cao hiệu quả xuất khẩu, đảm bảo lợi ích cho nông dân trồng lúa” – Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng gửi gắm.

Thứ trưởng Bùi Bá Bổng mong muốn VFA gắn kết hơn nữa với nông dân, với vùng nguyên liệu, địa phương. Bởi không có nông dân trồng lúa thì cũng không có VFA như hôm nay, hạt lúa và hạt gạo gắn liền nhau. Mong muốn của nông dân vựa lúa ĐBSCL: “nhà buôn gạo” cần là người bạn đáng tin cậy, chung lưng đấu cật với nhà nông!

 

Đại hội VFA nhiệm kỳ VII (2011 – 2015) đã bầu ra ban chấp hành VFA gồm 25 thành viên; bầu chủ tịch và 4 phó chủ tịch VFA. Ông Trương Thanh Phong tái đắc cử Chủ tịch VFA nhiệm kỳ VII.

 

C.P.

Nguồn: http://www.sggp.org.vn/nongnghiepkt/2011/9/267368/

—————————

 

 

BÀI LIÊN QUAN :

 

 

Xuất khẩu gạo: Cờ đã đến tay sao Chính phủ không phất? Vậy mà nói lo cho nông dân!

Hoàng Kim (Đồng Tháp)

12/09/2011

http://www.boxitvn.net/bai/28585

 

.

.

.

TIN & BÀI của NGÀY 14-9-2011

Tháng Chín 15, 2011

 

TIN & BÀI của NGÀY 14-9-2011

.

NHỮNG MÀN bIỂU TÌNH GÂY SỐC (Trần Việt Trình)

TUYÊN CÁO của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỤ DO NSW TỐ CÁO & LÊN ÁN TỘI BÁN NƯỚC CỦA CSVN

NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN – QUYỀN & BỔN PHẬN (Nguyễn Hưng Quốc)

THÁCH THỨC TRÊN BIỂN ĐỐI VỚI TRUNG QUỐC (Aaron L. Friedberg)

TGĐ CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT LONG ĐUỔI VIỆC NGƯỜI BIỂU TÌNH YÊU NƯỚC (Nguyễn Xuân Diện)

VỤ DÂN HÒA LIÊN (ĐÀ NẴNG) BỊ CƯỚP ĐẤT (Liêu Thái, Người Việt)

CÁI CHẾT CỦA MỘT CỰU QUÂN NHÂN TRONG NHÀ TÙ Ở VIỆT NAM GÂY LO NGẠI (VOA)

LỜI MỚI THAM GIA BIỂU TÌNH NGÀY 17-09-2011 TẠI MUNCHEN (Nhóm khởi xường)

MỘT VÀI CÂU HỎI VỀ TƯỚNG GIÁP (Phạm Cao Dương)

LS LÊ TRẦN LUẬT : VIỆT NAM TƯỚC BỎ NHIỀU QUYỀN TỰ DO (BBC)

HỒ SƠ WIKILEAKS (7) : Thiền Sư Nhất Hạnh từng phê phán chính quyền (Người Việt)

MỘT DI SẢN của PHẠM VĂN ĐỒNG (Ngô Nhân Dụng)

XUẤT KHẨU GẠO : CỜ ĐẾN TAY SAO CHÍNH PHỦ KHÔNG PHẤT ? (Hoàng Kim, Đồng Tháp)

“HỘI NGHỊ VIẾT VĂN TRẺ TOÀN QUỐC LÀN THỨ 8” CÓ CHÍNH DANH KHÔNG ? (Trần Mạnh Hảo)

BÉ KÝ – HỒ THÀNH ĐỨC : MỘT CẶP “SONG KIẾM HỢP BÍCH” . . . (Luân Hoán)

LINDA LÊ, NHÀ VĂN NỮ PHÁP GỐC VIỆT MUỐN SỐNG CUỘC ĐỜI ĐƠN ĐỘC ĐỂ SÁNG TẠO (Anh Vũ, RFI)

THÁI THANH – TIẾNG HÁT LÊN TRỜI (Thụy Khuê)

VIỆT NAM : CÁC NHÀ VĂN ĐƯỢC VINH DANH VÌ ĐÃ DẤN THÂN CHO NHÂN QUYỀN (Human Rights Watch)

8 NHÀ TRANH ĐẤU VIỆT NAM ĐƯỢC TRAO GIẢI NHÂN QUYỀN HELLMAN/HAMMETT (tin tổng hợp)

HOA KỲ CÔNG BỐ PHÚC TRÌNH THƯỜNG NIÊN về TỰ DO TÔN GIÁO TRÊN THẾ GIỚI (tin tổng hợp)

TIN & BÀI của NGÀY 13-9-2011

 

.

.

.

 

NHỮNG MÀN bIỂU TÌNH GÂY SỐC (Trần Việt Trình)

Tháng Chín 15, 2011

 

Những màn biểu tình gây “sốc”

Trần Việt Trình
14 tháng 9 năm 2011

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/bandoc/1405-1405
Những màn biểu tình “sốc” nhưng không lạ
Những màn biểu tình không lạ nhưng “sốc”

Để cất lên tiếng nói bảo vệ thú vật, một số phụ nữ không ngại lấy chính cơ thể của mình để làm vũ khí biểu tình. Một trong những tổ chức được biết đến nhiều nhất trên thế giới sử dụng phương thức biểu tình này có tên gọi là PETA (People for the Ethical Treatment of Animals). Họ tranh đấu cho quyền động vật, bảo vệ súc vật. Họ được biết tới qua những cuộc biểu tình “khó đỡ” nhất bằng phương thức cởi đồ công khai ở chốn đông người. Dưới đây là một bức ảnh tiêu biểu từ những cuộc biểu tình của tổ chức này.

http://www.lyhuong.info/web/data/2011/hinh/14/1405_01.jpg

 

Những màn biểu tình “cởi” và gây “sốc” như vậy ngày nay không còn xa lạ gì. Trong khi đó thì ở Việt Nam, có những người không “cởi” và cũng lấy thân mình để tranh đấu, để cất lên tiếng nói chính đáng của mình, lối biểu tình cổ điển này không xa lạ gì, lại gây “sốc” trên toàn thế giới.

Dưới đây là một vài hình ảnh cảnh lực lượng an ninh hùng hậu thẳng tay trấn áp người biểu tình:

 

http://www.lyhuong.info/web/data/2011/hinh/14/1405_02.jpg

http://www.lyhuong.info/web/data/2011/hinh/14/1405_03.jpg

http://www.lyhuong.info/web/data/2011/hinh/14/1405_04.jpg

http://www.lyhuong.info/web/data/2011/hinh/14/1405_05.jpg

http://www.lyhuong.info/web/data/2011/hinh/14/1405_06.jpg

 

Nhìn hình ảnh lực lượng an ninh sử dụng vũ lực đàn áp người biểu tình mà “sốc”! Động cơ biểu tình của những người dân này rõ ràng là phản đối các hành động ngang ngược của nước ngoài đối với quyền tự chủ độc lập của đất nước. Họ từ lòng yêu nước nồng nhiệt mà bộc phát ra. Nhân dân, nhất là những công dân trẻ tuổi của đất nước sẽ nghĩ gì về chế độ, khi công cụ bạo lực của chế độ thẳng tay trấn áp người đi biểu tình? Các quốc gia khác sẽ nhìn về VN như thế nào khi lực lượng công cụ của chính quyền trấn áp dân mình? Bỗng dưng, ai cũng thấy được rằng, người VN ở các nước khác được quyền biểu tình, và được cảnh sát bảo vệ. Nhưng ngay trên chính đất nước mình, thì lại không được phép, thậm chí còn bị ngăn chặn và đàn áp. Nhiều người ở trong nước bỗng nghiệm ra một điều: Chính quyền là của ai? Chính quyền có là đại diện cho toàn dân hay không?

Biểu tình là một hành động hợp hiến và hết sức thông thường ở xã hội văn minh. Ở các nước văn minh người ta văn minh đến độ lấy thân mình gióng lên tiếng nói chỉ để bảo vệ cho súc vật. Ở nước ta, mang tiếng là “Tự Do, Độc Lập và Dân Chủ” mà người dân gióng lên tiếng nói chính đáng của mình để cảnh báo nhà nước về một nguy cơ mất nước thì lại bị đàn áp, bắt bớ và bỏ tù.

Biểu tình là biện pháp hữu hiệu để người dân giải tỏa ức chế và bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Biểu tình cũng là một việc làm hợp lý để người dân bày tỏ chính kiến, thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội và góp phần xây dựng nước nhà. Bản chất cốt lõi của các cuộc biểu tình chính là những tiếng chuông cảnh báo nhà nước, nhắc nhở nhà nước quan tâm và hành xử trách nhiệm giải quyết một vấn đề nào, không chỉ trong lãnh vực chính trị, mà ngay cả kinh tế và xã hội.

Điều 50 Hiến pháp 1992 của nhà cầm quyền VN quy định rằng “các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá và xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân và được quy định trong Hiến pháp và luật”. Điều 69 lại quy định “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”. Quyền này lại được quy định theo pháp luật, có nghĩa là phải được quy định trong một luật biểu tình. Nhưng luật biểu tình thì lại chưa được ban hành. Hiến pháp đã có từ năm 1992. Thậm chí kể từ khi chính phủ CSVN tuyên bố “độc lập” từ năm 1946 đến giờ, vẫn chưa ban hành luật biểu tình.

Không những chỉ luật biểu tình, mà các luật khác nếu liên quan đến quyền công dân của VN cũng cần phải được ban hành, bởi VN đã long trọng tuyên bố, đó là các quyền công dân phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, các khế ước mà VN đã tham gia.

Nói đúng ra, các quyền công dân của VN đã được ghi đầy đủ trong Hiến pháp của nhà nước CSVN, khá giống nhiều nước trên thế giới, nhưng lại không được thực hiện. Có nhiều quyền tuy được ghi đầy đủ nhưng lại thòng thêm một câu là “theo quy định của pháp luật”.

Cho đến nay cụm từ “theo quy định của luật pháp” vẫn được chính quyền CSVN giải thích một cách gian trá, tùy tiện theo sự cho phép hay cấm đoán của chính quyền.

Đó chính là sự biểu hiện rõ nhất của một thể chế công an trị.

Ở VN ngày nay, dưới chế độ Đảng trị, ai cũng thừa hiểu theo luật “bất thành văn” thì biểu tình đồng nghĩa với phạm pháp. Người tham gia biểu tình dễ dàng bị quàng cho cái tội “gây rối trật tự công cộng”.

Trên thực tế, những cuộc biểu tình ở VN trong thời gian vừa qua đã diễn ra một cách rất ôn hòa và trật tự. Sở dĩ người tổ chức và người tham gia biểu tình dễ dàng bị chụp mũ bởi nhiều tội danh là vì biểu tình tuy hiến pháp đã cho phép nhưng chưa hề được luật hóa. Phía chính quyền thì coi các cuộc biểu tình là cố tình gây rối, thậm chí là do các thế lực thù địch tổ chức hoặc kích động, nên nếu có biểu tình thì chính quyền có quyền giải tán, có quyền bắt bớ. Trong hệ thống pháp luật với một rừng luật nhưng chỉ xài luật rừng của CSVN không có điều khoản nào quy định và hướng dẫn thế nào là biểu tình hợp pháp cả. Do vậy, hiến pháp cho phép nhưng luật lại chưa được quy định rõ ràng nên chuyện biểu tình ở VN bị “đặt ngoài vòng pháp luật” thật quả đúng như đã quy định trong luật … “bất thành văn”.

Tưởng cũng cần nhắc lại là vào thời điểm trước 30 tháng 4 năm 75, mọi cuộc biểu tình ở Sài Gòn đều được Hà Nội ca ngợi là các hoạt động tiến bộ và thường được ngấm ngầm khuyến khích, nếu không muốn nói là xách động, để trở thành những phong trào rộng lớn. Giờ thì Hà Nội đã nắm quyền rồi, biểu tình không còn được coi là các hoạt động tiến bộ nữa, nhà cầm quyền đã không khuyến khích mà còn ra sức đàn áp và quyết dẹp bỏ.
Nói cho cùng thì sống trong chế độ độc tài độc đảng của CSVN, làm gì có cái quyền biểu tình mà đòi hỏi!?

Đứng trước những vấn đề hệ trọng đụng chạm đến chủ quyền, đến tinh thần dân tộc, thì bất kỳ người VN nào cũng giao động và căm phẫn. Lòng người bất ổn. Số người tham gia biểu tình vẫn tiếp tục tìm cách biểu tình và phía lực lượng an ninh chắc chắn cũng không khoan nhượng rồi mức độ trấn áp sẽ gia tăng. Sẽ có nhiều chuyện đau lòng và đáng tiếc hơn nữa xảy ra. Phải chăng đã đến lúc toàn dân phải cùng gióng cao tiếng nói của mình? Bằng những bước chân rộn rã đồng loạt xuống đường? Bằng ý chí bất khuất và niềm tự hào dân tộc?

Trần Việt Trình
14 tháng 9 năm 2011

.

.

.

TUYÊN CÁO của CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TỤ DO NSW TỐ CÁO & LÊN ÁN TỘI BÁN NƯỚC CỦA CSVN

Tháng Chín 15, 2011

 

Tuyên Cáo của Cộng Đồng Người Việt Tự Do NSW tố cáo và lên án tội bán nước của Đảng Cộng Sản Việt Nam

BCH/CĐNVTD/NSW

Ngày 14 tháng 9 năm 2011

http://www.lyhuong.net/uc/index.php/shcd/1411-1411

 

Lịch sử dân tộc Việt Nam trải qua hơn 4000 năm, cha ông ta đã bao lần đánh bại âm mưu xâm lăng của giặc phương Bắc, giữ gìn từng tất đất bờ cõi quê hương. Lịch sử đã chứng minh thời nào tổ tiên của chúng ta cũng kiên cường bảo vệ giang sơn dù có phải hy sinh mạng sống, nằm gai nếm mật. Những tấm gương hy sinh lẫm liệt, những câu nói của các anh hùng dân tộc còn vang vọng nhắc nhở con cháu luôn đề phòng giặc Tàu Phương Bắc. Nhưng từ ngày có đảng Cộng Sản Việt Nam đến nay, Cộng Sản Việt Nam đã đặt quyền lợi của đảng Cộng Sản lên trên quyền lợi tổ quốc, nên CSVN đã lần lượt dâng biển, hiến đất cho Trung Cộng.

 

1. CSVN đã âm thầm để Trung Cộng xâm lấn biên giới: Những ngày đầu thành lập đảng CSVN, CSVN đã đặt bản doanh tại các căn cứ dọc theo biên giới Trung Việt. Vì muốn được sự che chở và giúp đỡ của Trung Cộng, đảng CSVN đã nhìn nhận rằng những phần lãnh thổ đó thuộc về Trung Quốc. Sau này Trung Cộng chiếm luôn nhưng vì những món nợ to lớn và sâu dày nên đảng CSVN không có một phản ứng nào.

 

2. CSVN đã công khai bán đứng Hoàng Sa và Trường Sa cho Trung Cộng qua Công Hàm 1958: Ngày 4/9/1958 Trung Cộng tuyên bố phần lãnh hải của Trung Cộng là 12 hải lý. Ngày 14/09/1958 Phạm Văn Đồng với danh nghĩa Thủ Tướng chính phủ nước VNDCCH đã ký Công Hàm tán thành tuyên bố của Trung Cộng. Theo Công Hàm này thì đảng CSVN chấp nhận lãnh hải Việt Nam bị mất vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý. Vùng biển bị mất này chứa nhiều mỏ dầu khí và tài nguyên hải sản vô tận đã nuôi sống dân tộc ta tự bao đời.

 

3. CSVN đã im lặng khi Trung Cộng tấn công Hoàng Sa tháng 1/1974: Ngày 17 tháng 1 năm 1974 khi Hải Quân VNCH, chống lại sự xâm lăng của Trung Cộng trên đảo Hoàng Sa, thì CSVN giữ thái độ im lặng đồng tình với sự xâm lăng của Trung Cộng.

 

4. CSVN đã im lặng, cúi đầu, bưng bít tin tức khi Trung Cộng xâm lăng Trường Sa năm 1988. Ngày 14 tháng 3 năm 1988 Trung Cộng đã tấn công đảo Trường Sa của Việt Nam và bắn giết 64 bộ đội giữ đảo, nhưng CSVN đã cúi đầu im lặng không có một phản ứng nào.

 

5. CSVN đã lén lút ký Hiệp Ước biên giới Việt-Trung, cắt xén đất cho Trung Cộng: Ngày 30 tháng 12 năm1999 CSVN đã ký Hiệp Ước Biên Giới với Trung Cộng. Theo Hiệp Ước này thì CSVN nhượng cho Trung Quốc 789 cây số vuông dọc theo biên giới hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, trong đó có Ải Nam Quan. Ngày 28 tháng 1 năm 2002 Lê Cung Phụng, Thứ Trưởng Ngoại Giao của CSVN trả lời phỏng vấn đã xác nhận “Mục Nam Quan nay thuộc về Trung Quốc”.

 

6. CSVN đã lén lút ký hiệp định phân định lãnh hải Vịnh Bắc Việt, nhường biển cho Trung Cộng: Ngày 25/12/2000 Trần Đức Lương chủ tịch nhà nước CHXHCNVN đã ký Hiệp Định phân chia lãnh hải trên Vịnh Bắc Bộ. Theo Hiệp Ước này thì Việt Nam nhượng cho Trung Cộng 21,000 cây số vuông biển trong Vịnh Bắc Việt. Hiệp Ước này hết sức bất công vì hải phận cũng như thềm lục địa của Việt Nam bị thu hẹp rất nhiều, trái với những tiêu chuẩn của Tòa Án Quốc Tế. Không những thế, Hiệp Ước Hợp Tác Nghề Cá ký kết cũng trong năm 2000 còn qui định Vùng Đánh Cá Chung, cho phép ngư phủ Trung Cộng được vào đánh bắt cá trong hải phận vốn đã bị thu hẹp của VN, nhượng thêm nguồn lợi thiên nhiên của đất nước cho Trung Cộng!

Ngày 30 tháng 6 năm 2004, Đảng CSVN đã ký thêm “Hiệp Định Phân Định Vịnh Bắc Bộ”, xác định một lần nữa việc cắt biển Việt Nam dâng cho Trung Cộng!

 

7. CSVN đã nhắm mắt làm ngơ trước việc Trung Cộng tàn sát ngư dân Việt Nam: Trong những năm vừa qua, Hải Quân Trung Cộng đã nhiều lần bắn giết ngư phủ Việt Nam, nhưng đảng CSVN vẫn làm ngơ và không có một hành động nào để bênh vực cho quyền lợi của ngư dân Việt Nam. Đây là sự khiếp nhược của một nhà cầm quyền hèn yếu. Hèn với giặc nhưng ác với dân.

 

8. CSVN đã cho người Tàu thuê rừng ở 10 tỉnh phía bắc giáp với Trung Cộng và đã cho Trung Cộng khai thác quặng mỏ trên vùng Tây Nguyên. Thực tế những khu quặng mỏ, những khu rừng thượng nguồn, những đồn điền cây công nghệ người Tàu sang thuê mướn với gía rẻ mạt là những căn cứ quân sự của người Tàu trên đất nước Việt Nam trong kế hoạch đồng hóa và khống chế an ninh ở vùng biên giới và cao nguyên. Đó là chưa kể việc tàn phá môi trường, làm ô nhiễm nguồn nước đầu nguồn, sẽ ảnh hưởng độc hại tới sức khỏe của dân chúng sống ở những vùng hạ nguồn.

 

9. CSVN đã bán đất cho Tàu xây cất những thành phố Tàu. Những đô thị Tàu đang mọc lên nhan nhản khắp nơi từ Bắc chí Nam. Những phố Tàu này do người Tàu làm chủ và điều hành theo luật lệ Tàu. Phố Tàu trưng bảng hiệu tiếng Tàu, sống phong tục Tàu, nói tiếng Tàu, học trường Tàu, buôn bán hàng Tàu. Các phố Tàu thực sự là những thành phố của người Tàu nằm trong lãnh thổ VN. CSVN còn cho người Tàu tự do nhập cảnh vào Việt Nam mà không cần chiếu khán và giấy tờ tùy thân.

 

10. CSVN đã nhắm mắt để cho hàng hóa Tàu tràn ngập Việt Nam. Một cách Trung Cộng xâm lăng VN hữu hiệu nhất là tiêu diệt nền kinh tế VN. Vì tham nhũng, thối nát và ngu muội CSVN đã để hàng hóa Tàu đổ vào VN qua cửa khẩu không phải đóng thuế. Hàng hóa Tàu rẻ hơn hàng sản xuất tại VN rất nhiều. Công nghệ VN đang chết dần. Dân VN ngày nay dùng toàn hàng hóa Tàu, xem phim Tàu , bắt chước sống theo phong hóa Tàu, sẽ bị Tàu đồng hóa lúc nào mà không biết.

 

Tổ quốc Việt Nam đang lâm nguy! Đảng CSVN đã phản quốc, phản bội dân tộcViệt Nam. Nguy cơ mất nước về tay Trung Cộng đã hiển hiện trước mắt, vì tập đoàn CSVN đã và đang từng bước bán đất, nhượng biển, bán tài nguyên của Tổ Quốc cho kẻ thù truyền kiếp từ phương Bắc!

 

Người Việt Nam dù sống ở bất cứ nơi đâu cũng có bổn phận phải bảo vệ Tổ Quốc. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu nhận định rằng ngày nào tập đoàn CSVN còn cai trị đất nước ngày đó còn có nguy cơ mất nước. Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu mạnh mẽ tố cáo và lên án những tội ác bán nước của CSVN, nhất quyết tiếp tục góp phần vào công cuộc đấu tranh dẹp bỏ chế độ thối nát bán nước, hại dân của tập đoàn CSVN, đòi lại tự do, dân chủ và nhân quyền cho dân tộc Việt Nam và góp phần vào công cuộc chống ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, quê hương tổ quốc Việt nam.

 

Sydney ngày 14 tháng 9 năm 2011

 

TM/BCH/CĐNVTD/NSW

Nguyễn Văn Thanh

Chủ Tịch

 

.

.

.