VÌ SAO BÍ THƯ DƯƠNG VĂN THÁI BỊ BẮT “ĐÚNG QUY TRÌNH”, CÒN CÁC QUAN LỚN KHÁC LẠI BỊ “BẮT SỐNG”? (BTV Tiếng Dân)

.

.

.

Vì sao bí thư Dương Văn Thái bị bắt “đúng quy trình”, còn các quan lớn khác lại bị “bắt sống”?

BTV Tiếng Dân

03/05/2024

Có lẽ mọi người ngạc nhiên khi hai ngày qua đọc tin về vụ Quốc hội Việt Nam ra nghị quyết đồng ý bắt giam Dương Văn Thái, bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội khóa 15; bởi lâu nay với “thanh bảo kiếm” trong tay, phe Bò-Dát-Vàng muốn bắt ai thì bắt, bất cần Quốc hội có đồng ý hay không.

Nhân vật bị “bắt sống” gần đây nhất phải kể đến bà Hoàng Thị Thúy Lan, bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. “Quan bà” Thúy Lan bị bắt ngày 8-3-2024, nhưng gần hai tuần sau, ngày 21-3-2024, Quốc hội mới chịu bãi nhiệm tư cách đại biểu Quốc hội của bà Lan.

Đến khi bắt Dương Văn Thái thì mọi chuyện lại khác. Báo chí đồng loại lên tiếng phân bua, rằng vụ bắt bớ này đã được Thường vụ Quốc hội đồng ý. Ngày 1-5-2024, báo Tuổi Trẻ đưa tin: “Vì sao khởi tố, bắt bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái phải được Thường vụ Quốc hội đồng ý?

Bài báo dẫn: “Hiến pháp 2013 quy định không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội…“.

Đúng vậy, theo Điều 37 Luật tổ chức Quốc hội 2014, quy định về quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội như sau: “Không được bắt, giam, giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp, không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Việc đề nghị bắt, giam, giữ, khởi tố, khám xét nơi ở và nơi làm việc của đại biểu Quốc hội thuộc thẩm quyền của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao”.

Ảnh chụp điều 37, Luật Tổ chức Quốc hội

Nhưng vì sao cùng là quan đầu tỉnh, nhưng lúc bắt bà Hoàng Thị Thúy Lan, phe Bò-Dát-Vàng không có cần sự đồng ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, mà bây giờ bắt ông Dương Văn Thái, lại phải cần đến “Quốc hội đồng ý” rồi còn cho báo chí thanh minh, loan tin ồn ào như vậy?

Trước đây, quy trình bắt đại biểu Quốc hội diễn ra như sau: Anh Bò-Dát-Vàng đề nghị người cùng phe mình là anh Trí-Minh-Lê (Viện Kiểm sát Tối cao) phê chuẩn, rồi VKS Tối cao đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết, tạm đình chỉ hoạt động đại biểu Quốc hội của đương sự. Đến lúc đó, phe Bò-Dát-Vàng có thể hành động, bắt ngay đương sự, mà dân chúng không hề biết lúc “đại biểu Quốc hội của họ” bị bắt.

Với các đương sự bị bắt trước đây, mọi việc diễn ra êm xuôi, không gặp bất kỳ trở ngại nào, nên phe Bò-Dát-Vàng đã gom được nhiều khúc “củi to” rồi cho “vào lò”, không cần báo tin cho công chúng biết, nên báo chí chẳng cần đăng tin làm gì.

Đến vụ chặt “khúc củi” Dương Văn Thái thì phe Bò-Dát-Vàng gặp rắc rối vì Thái là người của phe Đom-Đóm cài cắm, (Thái làm kinh tài cho anh Đom-Đóm, nhận hối lộ, chạy chức…). Để khám xét chỗ ở và nơi làm việc của Thái, lúc Viện Kiểm sát Tối cao đề nghị, anh Đom-Đóm phản đối. Anh Đom-Đóm yêu cầu anh Trí-Minh-Lê phải cung cấp đầy đủ nội dung hồ sơ phạm tội của Thái, nếu không thì không được bắt. Mục đích của anh Đom-Đóm là câu giờ, để anh giải cứu Thái.

Đến lúc này anh Bò-Dát-Vàng và Trí-Minh-Lê buộc phải ra đòn sấm sét, đánh thật nhanh, bằng cách đem hồ sơ qua báo cáo với Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Ban Nội Chính, yêu cầu Bộ Chính trị họp khẩn cấp. Diễn biến sau đó mọi người đều biết, rằng anh Đom-Đóm buộc phải viết đơn từ chức.

Ảnh chụp văn bản của Bùi Văn Cường, Tổng thư ký Quốc hội

Sau khi Trung ương truất phế anh Đom-Đóm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sợ quá, đành phải ban hành nghị quyết, đồng ý bắt Dương Văn Thái.

Vụ “quan bà” Hoàng Thị Thúy Lan, dù dính tới anh “cùng xương thịt với nhân dân tôi“, nhưng có lẽ bà dính không chặt như anh Thái dính với anh Đom-Đóm, nên anh “Xương Thịt” không phản đối. Vả lại anh ấy còn phải lo thân mình, chưa kể anh ấy không phải là người đứng đầu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ không gặp trở ngại, nên bà Lan bị tóm gọn là vậy.

.

.

.

Bình luận về bài viết này